Thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể

1. THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ

Thương lượng tập thể là việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán với NSDLĐ theo nguyên tắc thiện chí, bình đẳng, hợp tác, công khai và minh bạch nhằm mục đích:

• Xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ;

• Xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết TƯLĐTT;

Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 66 & 67

1.1. QUYỀN YÊU CẦU THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ

• Mỗi bên đều có quyền yêu cầu thương lượng tập thể và bên còn lại không được từ chối;

• Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu thương lượng, các bên thỏa thuận thời gian họp thương lượng. Trường hợp tạm hoãn thì thời điểm thương lượng cũng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu thương lượng;

• Trường hợp một bên từ chối hoặc không tiến hành thương lượng trong thời gian quy định thì bên kia có quyền tiến hành các thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 68

1.2. NỘI DUNG THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ

• Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương

• Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca

• Bảo đảm việc làm đối với người lao động

• Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động

• Nội dung khác mà hai bên quan tâm

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 70

1.3. QUY TRÌNH THƯƠNG LƯỢNG

NSDLĐ chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp thương lượng theo thời gian và địa điểm mà hai bên đã thỏa thuận và chịu mọi chi phí cho việc thương lượng, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố TƯLĐTT.

• Ít nhất 10 ngày trước khi bắt đầu thương lượng, NSDLĐ phải thông tin về tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh khi NLĐ yêu cầu;

• Đại diện thương lượng của tập thể lao động lấy ý kiến của NLĐ về đề xuất của NLĐ và NSDLĐ đối với bên còn lại;

• Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu thương lương, bên đề xuất thương lượng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia về những nội dung dự kiến thương lượng;

• Việc thương lượng phải được lập thành biên bản, gồm những nội dung mà hai bên đã thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thỏa thuận, những nội dung chưa thống nhất và chữ ký của những người tham gia;

• Biên bản họp thương lượng phải được công khai cho toàn thể NLĐ trong vòng 15 ngày kể từ ngày họp để NLĐ biết và biểu quyết cho các nội dung đã thỏa thuận;

• Nếu thương lượng không thành, một bên có quyền đề nghị tiếp tục thương lượng hoặc giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của luật.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 71

2. THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ (TƯLĐTT)

Là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. TƯLĐTT gồm TƯLĐTT doanh nghiệp và TƯLĐTT ngành.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 73, KHOẢN 1

2.1 NỘI DUNG TƯLĐTT

• Nội dung TƯLĐTT bao gồm các thỏa thuận về các điều kiện lao động mà tập thể lao động và người sử dụng lao động đã đạt được thông qua thương lượng tập thể, gồm có:

a) Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương

b) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca

c) Bảo đảm việc làm đối với người lao động

d) Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động

e) Nội dung khác mà hai bên quan tâm

Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 70, ĐIỀU 73 KHOẢN 2

Ví dụ: Nhà máy Super Knit- wear khi làm TƯLĐTT có quy định cho NLĐ được nghỉ 15 ngày phép/năm so với 12 hoặc 14 ngày/năm theo quy định của pháp luật. Thỏa thuận này cao hơn quy định của pháp luật và có lợi cho NLĐ.

2.2 KÝ KẾT TƯLĐTT

• TƯLĐTT chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận trong phiên họp thương lượng tập thể và:

- Trên 50% NLĐ đồng ý với nội dung trong TƯLĐTT doanh nghiệp.

- Trên 50% thành viên Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc cấp trên cơ sở đồng ý với nội dung trong TƯLĐTT ngành.

• Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, NSDLĐ hoặc đại diện NSDLĐ phải gửi một bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

• Khi TƯLĐTT được ký kết, NSDLĐ phải công bố cho mọi NLĐ của mình biết.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 74 & 75

2.3 THỜI HẠN CỦA TƯLĐTT

• TƯLĐTT doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết TƯLĐTT, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.

• Ngày có hiệu lực của TƯLĐTT được ghi trong thoả ước. Trường hợp TƯLĐTT không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.

• Thời hạn sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT:

- Sau 03 tháng thực hiện đối với TƯLĐTT có thời hạn dưới 01 năm.

- Sau 06 tháng thực hiện đối với TƯLĐTT có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.

• Trong trường hợp quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến TƯLĐTT không còn phù hợp với quy định của pháp luật, thì hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT trong vòng 15 ngày, kể từ ngày quy định của pháp luật có hiệu lực. Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT, quyền lợi của NLĐ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

• Trong thời hạn 03 tháng trước ngày TƯLĐTT hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của TƯLĐTT hoặc ký kết thoả ước lao động tập thể mới.

• Khi TƯLĐTT hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì TƯLĐTT cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời gian không quá 60 ngày.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 76, 77, 81 & 85

Last updated