Sổ tay
EHS AcademyEHS ComplianceEHS TravelTong-len
  • Sổ tay
  • An toàn - sức khỏe - môi trường
    • An toàn vệ sinh lao động
      • Quy định chung
        • Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ
        • Xử phạt hành chính
        • Các hành vi bị nghiêm cấm
      • Kế hoạch
      • Tổ chức bộ máy
        • Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động
        • Bộ phận y tế
        • An toàn vệ sinh viên
        • Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở
      • Đánh giá nguy cơ rủi ro
      • Huấn luyện
        • Đối tượng huấn luyện
          • Nhóm 1
          • Nhóm 2
          • Nhóm 3
          • Nhóm 4
          • Nhóm 5
          • Nhóm 6
        • Tổ chức huấn luyện
          • Phân loại
          • Điều kiện tổ chức huấn luyện hạng A
        • Người huấn luyện
        • Bài giảng online
          • Luật An toàn, vệ sinh lao động
          • Văn hóa an toàn
          • An toàn cho nhân viên văn phòng
          • Sơ cấp cứu
          • Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy
          • An toàn nhà máy may và giày da
          • An toàn nhà máy nhiệt điện
          • An toàn nhà máy sản xuất điện tử
          • An toàn cho cán bộ Công đoàn
          • An toàn vệ sinh viên
          • An toàn nhà máy
          • Lãnh đạo an toàn
          • Khỏe và đẹp
          • Lái xe phòng vệ
        • Tài liệu tham khảo
      • Quán lý máy, thiết bị, vật tư, chất
        • Danh mục máy thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt
        • Quản lý máy, thiết bị
        • Trách nhiệm các bộ phận
        • Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt
        • Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn
        • Đánh giá rủi ro máy
        • An toàn nồi hơi
        • An toàn thiết bị chịu áp lực
        • An toàn thiết bị nâng
        • An toàn máy may, cắt
      • Chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe
        • Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp
        • Bồi thường, trợ cấp người lao động bị TNLĐ
        • Bồi dưỡng bằng hiện vật
        • Phương tiện bảo vệ cá nhân
        • Điều dưỡng phục hồi sức khỏe
      • Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
        • Mức đóng và phương thức đóng
        • Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
        • Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
        • Hỗ trợ khám, chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động
        • Hỗ trợ phục hồi chức năng lao động
        • Hỗ trợ điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
        • Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
      • Kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
        • Kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
        • Quan trắc môi trường lao động
      • Vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động
        • Vệ sinh lao động
        • Sức khỏe người lao động
        • Sơ cấp cứu
        • Công trình vệ sinh phúc lợi
      • Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp
      • Tự kiểm tra
      • Thống kê, báo cáo
      • Sơ kết, tổng kết
    • An toàn xây dựng
      • Trách nhiệm
      • Quản lý máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt
      • Sự cố công trình xây dựng
      • Sự cố gây mất an toàn lao động
      • Kế hoạch tổng hợp về an toàn
      • Quy định chung
      • Quy định kỹ thuật
        • 2.1 Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận
        • 2.2 Giàn giáo và thang
        • 2.3 Kết cấu chống đỡ tạm
        • 2.4 Thiết bị nâng
        • 2.5 Máy, thiết bị thi công để vận chuyển, đào đất đá, vật liệu và làm đường
        • 2.6 Thiết bị, dụng cụ cầm tay và các hệ thống máy, thiết bị phục vụ thi công khác
        • 2.7 Làm việc trên cao
        • 2.8 Đào, đắp đất đá và thi công công trình ngầm, đường hầm
        • 2.9 Cốp-phơ-đem, cai-sờn và làm việc trong môi trường khí nén
        • 2.10 Thi công, lắp dựng, tháo dỡ các loại cấu kiện, kết cấu
        • 2.11 Ván khuôn và thi công bê tông
        • 2.12 Thi công cọc
        • 2.13 Làm việc trên mặt nước
        • 2.14 Làm việc dưới nước
        • 2.15 Phá dỡ công trình
        • 2.16 Điện
        • 2.17 Chất nổ
        • 2.18 Yếu tố có hại, sơ cứu và dịch vụ y tế nghề nghiệp
        • 2.19 Phương tiện bảo vệ cá nhân
        • 2.20 Điều kiện sinh hoạt cho người lao động tại công trường
      • Qui định về quản lý
      • Trách nhiệm tổ chức cá nhân
      • An toàn giàn giáo
        • 1. Phạm vi áp dụng
        • 2. Tài liệu viện dẫn
        • 3. Thuật ngữ và định nghĩa
        • 4. Yêu cầu chung đối với tất cả các loại giàn giáo
        • 5. Sàn công tác và đơn vị sàn công tác
        • 6. Giàn giáo gỗ
        • 7. Giàn giáo ống rời và khóa
        • 8. Giàn giáo mô đun
        • 9. Giàn giáo khung thép ống chế tạo sẵn
        • 10. Giàn giáo di động đẩy tay và giàn giáo di động đẩy tay chế tạo nguyên chiếc
        • 11. Bệ đứng di động
        • 12. Giàn giáo chân vuông
        • 13. Giàn giáo chân ngựa
        • 14. Giàn giáo nâng hạ bằng kích
        • 15. Giàn giáo leo tháp và nâng hạ bằng tời cáp
        • 16. Giàn giáo hoặc sàn công tác kiểu thang lắp công xơn
        • 17. Giàn giáo trên dầm công xơn
        • 18. Giàn giáo đặt trên khung đỡ công xơn làm bằng gỗ hoặc kim loại
        • 19. Giàn giáo công xơn neo vào cửa sổ
        • 20. Giàn giáo treo có tời nâng
        • 21. Giàn giáo dầm treo
        • 22. Giàn giáo treo trong nhà
        • 23. Giàn giáo treo tự do
        • 24. Giàn giáo treo móc nối tiếp
        • 25. Cầu thang thi công mái nhà
        • Phụ lục A (tham khảo) Các hình minh họa
        • Phụ lục B (tham khảo) Điều tra khảo sát hiện trường
        • Phụ lục C (tham khảo) Sàn công tác và sàn công tác đơn vị
        • Phụ lục D (tham khảo) Bảng hiệu tình trạng giàn giáo và thẻ sử dụng
    • An toàn hóa chất
      • Hóa chất nguy hiểm
        • 1. Quy định chung
        • 2. Yêu cầu về tài liệu, bảng, biển báo
        • 3. Yêu cầu khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm
        • 4. Yêu cầu về ứng phó sự cố hóa chất và bảo vệ môi trường
        • 5. Yêu cầu về nhà xưởng, kho chứa
        • 6. Yêu cầu về thiết bị
        • 7. Yêu cầu về phương tiện chứa và nhãn hàng hóa
        • 8. Yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất dễ cháy, nổ
        • 9. Yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh sử dụng và bảo quản hóa chất ăn mòn
        • 10. Yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh sử dụng và bảo quản hóa chất độc
        • 11. Yêu cầu an toàn đối với phương tiện chứa hóa chất ngoài trời
        • 12. Yêu cầu an toàn trong vận chuyển hóa chất nguy hiểm
        • 13. Yêu cầu an toàn trong quá trình xếp, dỡ hóa chất nguy hiểm
        • Phụ lục A: Hình đồ cảnh báo thể hiện các đăc tính nguy hiểm của hóa chất
        • Phụ lục B: Các loại hóa chất không tương thích với nhau
      • Huấn luyện an toàn hóa chất
    • An toàn điện
      • AN TOÀN ĐIỆN
      • BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐIỆN
        • I. Quy định chung
        • II. Quy định kỹ thuật
        • III. Quy định quản lý
        • IV. Quy định đối với một số công việc cụ thể
        • Phiếu công tác, Lệnh công tác
      • HUẤN LUYỆN, SÁT HẠCH, XẾP BẬC, CẤP THẺ AN TOÀN ĐIỆN
      • BÀI GIẢNG AN TOÀN ĐIỆN
      • TCVN AN TOÀN ĐIỆN
    • An toàn máy
      • Thiết bị nâng
        • Cáp cẩu
        • Móc cẩu
        • Ma ní
        • Sling
        • Ring
        • Ký hiệu trên thùng hàng
        • Kỹ thuật buộc dây
      • Xe nâng hàng
        • Thông số
        • Sơ đồ tải trọng
        • Vận hành
      • Xe nâng người
    • An toàn bức xạ
    • Lái xe ô tô phòng vệ
    • An toàn thực phẩm
    • Sức khỏe
      • Covid-19
        • Văn bản COVID-19
        • Ứng dụng công nghệ thông tin
        • Video
        • Tờ rơi
        • Bộ chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus Corona trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
        • Thuốc cổ truyền và các phương pháp y học cổ truyền
      • Hậu Covid-19
    • Môi trường
    • Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn
      • Phòng cháy chữa cháy
      • Cứu hộ cứu nạn
    • Hệ thống văn bản
      • Luật (bộ luật)
      • Nghị định
      • Thông tư
      • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
      • Tiêu chuẩn quốc gia
      • Chỉ thị
      • Kế hoạch
      • Thông báo
  • Lao động - Công đoàn
    • Sổ tay Lao động
      • Độ tuổi lao động tối thiểu
      • Công đoàn
      • Thương lượng tập thể và thỏa ước lao động tập thể
      • Tranh chấp lao động
      • Phân biệt đối xử
      • Lao động cưỡng bức
      • Lương và phúc lợi
      • Hợp đồng lao động và quản trị nhân sự
      • An toàn vệ sinh lao động
      • Thời gian làm việc thời gian nghỉ ngơi
      • Văn bản lao động
    • Sổ tay Công đoàn
      • Nghị quyết số 02-NQ/TW
      • Điều lệ Công đoàn Việt Nam Khóa XII
        • Lời nói đầu
        • Chương I: Đoàn viên và cán bộ công đoàn
        • Chương II: Nguyên tắc và Hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam
        • Chương III: Công đoàn cơ sở và Nghiệp đoàn cơ sở
        • Chương IV: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
        • Chương V: LĐĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, Tổng LĐLĐ Việt Nam
        • Chương VI: Công tác nữ công
        • Chương VII: Tài chính và tài sản công đoàn
        • Chương VIII: Công tác kiểm tra công đoàn và ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
        • Chương IX: Khen thưởng - Kỷ luật
        • Chương X: Chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam
      • Công đoàn cần biết
      • Văn bản công đoàn
  • QUẢN LÝ - QUẢN TRỊ
    • Hệ thống quản lý
      • ISO 9001
      • ISO 14001
      • ISO 22000
      • ISO 45001
      • ISO 50001
    • Năng suất - chất lượng
      • Lean
      • 5S
    • Kỹ năng
      • Làm việc nhóm hiệu quả
  • ĐÁNH GIÁ/TƯ VẤN/ĐÀO TẠO/HUẤN LUYỆN
  • Tư vấn
  • Đánh giá
  • Đào tạo
    • Hệ thống quản lý
      • ISO 9001:2018
      • ISO 45001:2018
      • IS0 14001: 2015
    • Sơ cấp nghề
      • Vận hành xe nâng hàng
      • Vận hành xe nâng người
      • Vận hành cầu trục
      • Vận hành nồi hơi
      • Vận hành thiết bị áp lực
      • Kỹ thuật xoa bóp toàn thân
      • Nghiệp vụ kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động
      • Đu dây tiếp cận
      • Giàn giáo
      • Lắp ráp kết cấu
  • Huấn luyện
    • Giảng viên huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
  • Coaching
  • CÔNG CỤ
    • Nhân số học
      • CON SỐ CHỦ ĐẠO: 2
      • CON SỐ CHỦ ĐẠO: 3​
      • CON SỐ CHỦ ĐẠO: 4​
      • CON SỐ CHỦ ĐẠO: 5​
      • CON SỐ CHỦ ĐẠO: 6​
      • CON SỐ CHỦ ĐẠO: 7​
      • CON SỐ CHỦ ĐẠO: 8​
      • CON SỐ CHỦ ĐẠO: 9​
      • CON SỐ CHỦ ĐẠO: 10​
      • CON SỐ CHỦ ĐẠO: 11​
      • CON SỐ CHỦ ĐẠO: 22/4
    • Lịch vũ trụ
    • MOTIVATORS
    • DISC
  • Công ty Cổ phần EHS
    • Thông tin trợ giúp
    • Giới thiệu
    • Hồ sơ năng lực EHS
    • Tài khoản
    • Hội thảo
    • Khóa học ZOOM
    • Khóa học trực tiếp
    • Khóa học Video
      • Đăng ký
    • Bảo mật thông tin
    • Tủ sách An toàn - Sức khỏe - Môi trường - Chất lượng
    • Tủ sách Lao động - Công đoàn
    • Tủ sách Pháp luật
  • KHÁCH HÀNG
    • Vinacomin
    • PV GAS
    • CNG
    • Công ty CP DV Lắp đặt - Sửa chữa - Bảo hành TẬN TÂM
  • ENGLISH
    • Occupational Safety and Hygiene
      • General provisions
        • Rights and Obligations
        • Administrative penalties
        • Prohibited acts
      • Plan
      • Organization
        • Organization of occupational safety and sanitation division
        • Organization of medical division
        • Organization of grassroots occupational safety and sanitation Council
        • Occupational safety and hygiene officers
  • TONGLEN
    • Tonglen
    • Xoa bóp - Tonglen massage
    • Chữa lành - Tonglen healing
    • Thiền - Tonglen meditation
    • Bếp ăn từ thiện
    • Phóng sinh
    • Cửa hàng
    • Hiến tặng
  • EHS travel
    • Tour
    • Visa
    • Thuê xe
    • Vé máy bay
  • EHS compliance
    • Lao động
    • An toàn vệ sinh lao động
    • Môi trường
    • Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn
    • Hóa chất
    • Điện
    • Phóng xạ
Powered by GitBook
On this page
  • Điều 24. Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
  • Điều 25. Công đoàn ngành địa phương
  • Điều 26. Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn Lao động huyện)
  • Điều 27. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là Công đoàn các khu công nghiệp)
  • Điều 28. Công đoàn Tổng Công ty
  • Điều 29. Công đoàn Cơ quan Trung ương
  1. Lao động - Công đoàn
  2. Sổ tay Công đoàn
  3. Điều lệ Công đoàn Việt Nam Khóa XII

Chương IV: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

Điều lệ Công đoàn Việt Nam Khóa XII

Điều 24. Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Công đoàn giáo dục huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Công đoàn giáo dục huyện) do Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập hoặc giải thể sau khi có sự đồng ý của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.

2. Đối tượng tập hợp của Công đoàn giáo dục huyện là đoàn viên và người lao động trong Cơ quan phòng giáo dục, các trường học (công lập và ngoài công lập), đơn vị thuộc phòng giáo dục cấp huyện quản lý.

3. Công đoàn giáo dục huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động huyện và sự chỉ đạo phối hợp về ngành của Công đoàn ngành giáo dục tỉnh, thành phố.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn giáo dục huyện:

a. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Công đoàn. Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình.

b. Tham gia với Cơ quan quản lý cùng cấp về định hướng phát triển ngành; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và các mục tiêu, kế hoạch giáo dục - đào tạo, các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong ngành.

c. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động; tổ chức các phong trào thi đua, thực hiện các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

d. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của cấp huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách và đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động trong ngành (bao gồm cả ngoài công lập).

đ. Quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở trường học, đơn vị trực thuộc phòng giáo dục cấp huyện quản lý; phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tham gia xây dựng Đảng.

Điều 25. Công đoàn ngành địa phương

1. Công đoàn ngành địa phương do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập hoặc giải thể và trực tiếp chỉ đạo; chịu sự chỉ đạo phối hợp của Công đoàn ngành Trung ương.

2. Đối tượng tập hợp của Công đoàn ngành địa phương là đoàn viên và người lao động trong Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố.

3. Công đoàn ngành địa phương quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở thuộc ngành, theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương:

a. Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Công đoàn. Tổ chức triển khai các chủ trương, Nghị quyết của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.

b. Tham gia với Cơ quan quản lý cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội của ngành địa phương, các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của người lao động thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo của ngành.

c. Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ngành, nghề, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong ngành; hỗ trợ Công đoàn cơ sở thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, tổ chức và Lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật; đại diện cho Công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động và Công đoàn khi được Công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền. Đại diện cho người lao động của ngành thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

d. Phát triển đoàn viên và Công đoàn cơ sở trong các thành phần kinh tế thuộc ngành, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh.

đ. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 26. Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn Lao động huyện)

1. Liên đoàn Lao động huyện được tổ chức theo đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp.

2. Đối tượng tập hợp của Liên đoàn Lao động huyện là đoàn viên, người lao động trên địa bàn cấp huyện.

3. Liên đoàn Lao động huyện quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp Công đoàn giáo dục huyện; ra quyết định thành lập, giải thể hoặc công nhận và chỉ đạo trực tiếp các Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn đóng trên địa bàn (trừ những Công đoàn cơ sở đã trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác).

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Lao động huyện:

a. Tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước.

b. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước cấp huyện, công đoàn ngành địa phương và tương đương để kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, tổ chức, Lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.

c. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở khi người lao động ở đó yêu cầu. Đại diện cho Công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động khi được Công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền.

d. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết và chủ trương công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy đảng và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình; tham gia với cấp ủy đảng, Cơ quan Nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của đoàn viên, người lao động.

đ. Vận động đoàn viên, người lao động tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.

e. Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn; công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; xây dựng Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn vững mạnh.

g. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 27. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là Công đoàn các khu công nghiệp)

1. Công đoàn các khu công nghiệp do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp.

2. Đối tượng tập hợp của Công đoàn các khu công nghiệp là đoàn viên, người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là các khu công nghiệp).

3. Công đoàn các khu công nghiệp quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo Công đoàn cơ sở thuộc các đơn vị do địa phương thành lập hoạt động trong các khu công nghiệp; phối hợp chỉ đạo Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn cấp trên khác trong các khu công nghiệp.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn các khu công nghiệp:

a. Tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước.

b. Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định Điều lệ; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, tổ chức, Lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.

c. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở khi người lao động ở đó yêu cầu. Đại diện cho Công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động và Công đoàn khi được Công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền.

d. Phối hợp với ban quản lý các khu công nghiệp, Cơ quan quản lý lao động địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật lao động; giải quyết đơn thư khiếu nại của đoàn viên, người lao động trong các khu công nghiệp.

đ. Phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh; thực hiện công tác quản lý cán bộ Công đoàn theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.

e.Hướng dẫn, chỉ đạo các công đoàn cơ sở thuộc các công đoàn cấp trên khác trong khu công nghiệp thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm đ, khoản 4, Điều 30, Điều lệ này.

g. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 28. Công đoàn Tổng Công ty

1. Công đoàn Tổng Công ty (bao gồm các tập đoàn kinh tế Nhà nước) tập hợp đoàn viên và người lao động trong các cơ sở của Tổng Công ty.

2. Tổng Công ty do Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập thì tổ chức Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thành lập và chỉ đạo trực tiếp.

3. Tổng Công ty do Bộ, Ngành Trung ương thành lập thì tổ chức Công đoàn do Công đoàn ngành Trung ương thành lập và chỉ đạo trực tiếp.

4. Tổng Công ty do Thủ tướng Chính phủ thành lập thì việc thành lập tổ chức Công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành lập và chỉ đạo trực tiếp hoặc phân cấp quản lý.

Thành lập và chỉ đạo công đoàn các tổng công ty theo khoản 4, Điều 28.

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập, hoặc giải thể, chỉ đạo trực tiếp một số công đoàn tổng công ty, khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

  • Hoạt động trên phạm vi toàn quốc.

  • Có từ 20.000 đoàn viên trở lên.

  • Có từ 30 Công đoàn cơ sở trở lên.

Điều 21 Hướng dẫn 238/HD-TLĐ

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn Tổng Công ty:

a. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương công tác của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình.

b. Tham gia với Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc về quy hoạch, kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế của Tổng Công ty, tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, chế độ tiền lương, tiền thưởng và các quy định có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong Tổng Công ty.

c. Phối hợp với Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Hội nghị người lao động; đại diện cho đoàn viên và người lao động ký thỏa ước lao động tập thể với tổng Giám đốc phù hợp với các quy định của pháp luật, tham gia các hội đồng của tổng công ty để giải quyết các vấn đề có liên quan đến đoàn viên, người lao động. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước.

d. Chỉ đạo các Công đoàn cơ sở và đơn vị trực thuộc tham gia quản lý; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

đ. Quyết định thành lập hoặc giải thể các Công đoàn cơ sở, đơn vị trực thuộc. Thực hiện công tác cán bộ theo sự phân cấp của Công đoàn cấp trên, chỉ đạo công tác phát triển đoàn viên xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh.

e. Phối hợp với Liên đoàn Lao động địa phương, Công đoàn các khu công nghiệp đối với Công đoàn cơ sở, Công đoàn cơ sở thành viên của Tổng Công ty đóng tại địa phương, hoặc khu công nghiệp thực hiện các nội dung nhiệm vụ quy định tại điểm đ, khoản 4, Điều 30 Điều lệ này.

g. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 29. Công đoàn Cơ quan Trung ương

1. Công đoàn Cơ quan Trung ương gồm: Công đoàn bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Quốc hội, các Ban Đảng, đoàn thể, tổ chức ở Trung ương tập hợp đoàn viên và người lao động trong các đơn vị thuộc Cơ quan Trung ương.

2. Công đoàn Cơ quan Trung ương là Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (khi có đủ điều kiện), do Công đoàn ngành Trung ương quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp.

3. Công đoàn Cơ quan Trung ương cấp trên trực tiếp cơ sở quyết định thành lập, giải thể và trực tiếp chỉ đạo Công đoàn cơ sở trực thuộc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 18, Điều 19 Điều lệ này.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn Cơ quan Trung ương:

a. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết và chủ trương công tác của Công đoàn cấp trên; Chỉ thị, Nghị quyết của cấp Ủy đảng và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình; tham gia với cấp ủy đảng, Lãnh đạo chuyên môn về công tác quản lý, Lãnh đạo Cơ quan về các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.

b. Phối hợp với thủ trưởng Cơ quan thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị cán bộ công chức Cơ quan; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở trực thuộc Cơ quan.

c. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của Cơ quan; vận động đoàn viên và người lao động tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh và tham gia các hoạt động xã hội; hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng Cơ quan văn hóa, tham gia cải cách hành chính, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.

d. Phát triển đoàn viên, thành lập và xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh, thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp của Công đoàn ngành Trung ương.

đ. Quản lý tài chính, tài sản Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Thành lập công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29.

20.1. Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương được quyền thành lập, giải thể tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo quy định của Điều lệ. Khi thành lập mới công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải xây dựng đề án trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt. Không thành lập công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác khi Điều lệ Công đoàn Việt Nam không quy định. Trường hợp đặc biệt, nếu thấy cần thí điểm thành lập tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không có trong quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam phải được sự đồng ý của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

20.2. Tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhưng không thành lập ban tham mưu giúp việc chuyên trách.

20.3. Công đoàn giáo dục huyện theo Điều 24 trực tiếp quản lý, chỉ đạo các công đoàn cơ sở:

  • Công đoàn cơ sở cơ quan phòng giáo dục huyện.

  • Công đoàn cơ sở ở các cơ sở giáo dục mầm non, các trường tiểu học, trung học cơ sở và các đơn vị trực thuộc phòng giáo dục huyện.

20.4. Công đoàn ngành địa phương theo Điều 25:

a. Công đoàn ngành địa phương trực tiếp quản lý, chỉ đạo các công đoàn cơ sở thuộc ngành tại địa phương.

b. Không thành lập công đoàn ngành địa phương khi không có công đoàn ngành trung ương.

c. Công đoàn viên chức tỉnh, thành phố:

Công đoàn viên chức tỉnh, thành phố là công đoàn ngành địa phương, tập hợp cán bộ, công chức, viên chức, lao động làm việc tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các ban của Đảng; cơ quan Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở cấp tỉnh, thành phố; cơ quan của các sở thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố, nơi không có công đoàn ngành địa phương.

Điều 20 Hướng dẫn 238/HD-TLĐ

PreviousChương III: Công đoàn cơ sở và Nghiệp đoàn cơ sởNextChương V: LĐĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, Tổng LĐLĐ Việt Nam

Last updated 2 years ago