21. Giàn giáo dầm treo
TCVN 13662:2023
21.1 Các dầm gỗ treo phải tuân thủ các yêu cầu về hệ số an toàn khi tính toán tải trọng giàn giáo có trong 4.7 và 4.11 và phải có tiết diện mặt cắt ngang tối thiểu 100 mm x 160 mm, và dựng đứng với cạnh có kích thước lớn đặt theo phương đứng. Có thể sử dụng các dầm treo kim loại hoặc tương đương tuân thủ các yêu cầu trong 4.7 và 4.11.
21.2 Giàn giáo phải sử dụng các dây treo hoặc móc treo và các phụ kiện đủ khả năng chịu tải và tuân thủ các yêu cầu trong 4.30. Khoảng cách giữa các dầm treo dầm gỗ có tiết diện mặt cắt ngang 100 mm x 160 mm không được vượt quá 3 m.
21.3 Cáp treo phải cố định vào dầm treo bằng móc treo giáo hoặc bằng cách buộc với nút vòng dây cáp. Đầu tự do của cáp treo phải cố định bằng nút buộc kiểu thòng lọng hoặc cuộn tròn.
21.4 Khoảng cách giữa các dầm treo phải nhỏ hơn hoặc bằng 2,4 m nếu dùng ván sàn gỗ xẻ dày 50 mm. Nếu khoảng cách giữa các dầm treo lớn hơn 2,4 m thì sàn công tác phải được thiết kế theo các yêu cầu của trường hợp đặc biệt. Chiều dài phần thừa ở mỗi đầu ván sàn không nhỏ hơn 0,15 m và không lớn hơn 0,3 m.
21.5 Nếu một dầm treo cao hơn dầm kia hoặc khi sàn công tác không nằm ngang thì phải có giải pháp neo buộc để chống trượt hoặc lật.
21.6 Mọi dụng cụ, phụ tùng rời dùng trên giàn giáo, phải chứa trong hộp.
21.7 Nếu một đầu của các dầm treo có được đỡ bởi kết cấu công trình thì kết cấu đó phải có đủ khả năng chịu tải và đáp ứng các yêu cầu về hệ số an toàn khi tính toán tải trọng giàn giáo trong 4.7 và 4.11.
21.8 Khi lắp đặt, sử dụng hoặc tháo dỡ giàn giáo dầm treo cao hơn 3,0 m so với mặt đất hay sàn cứng, công nhân phải sử dụng hệ thống chống rơi cá nhân hoặc thiết bị phòng rơi hoặc sử dụng lưới phồng rơi với chiều cao của lưới không được thấp hơn sàn công tác quá 1,8 m. Hệ thống chống rơi cá nhân hoặc thiết bị phòng rơi phải được neo vào kết cấu công trình không thuộc kết cầu giàn giáo (xem 4.37).
Last updated