Quy định chung

QCVN 18:2021/BXD

1.1 Phạm vi điều chỉnh

1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình cho người ở công trường xây dựng và khu vực lân cận công trường xây dựng.

1.1.2 Quy chuẩn này áp dụng đối với các hoạt động xây dựng sau:

1.1.2.1 Các loại công việc thi công xây dựng liên quan đến đào, đắp đất đá, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, bảo trì công trình xây dựng, tháo dỡ, phá dỡ đối với:

a) Nhà, kết cấu dạng nhà;

b) Công trình hoặc kết cấu khác, bao gồm: Cầu, đường, hầm; cột, trụ, tháp; bể chứa, silô; tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống và các dạng kết cấu khác được sử dụng cho mục đích dân dụng, sản xuất công nghiệp, cung cấp các tiện ích hạ tầng kỹ thuật, phục vụ giao thông vận tải, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, sử dụng để bảo vệ trước các tác động cực đoan của thiên nhiên, làm các kết cấu tạm phục vụ thi công và các mục đích khác.

1.1.2.2 Sản xuất, chế tạo, lắp đặt và tháo dỡ các cấu kiện, kết cấu tiền chế ở công trường.

1.1.2.3 Các hoạt động xây dựng khác, bao gồm: Khảo sát, quan trắc; thiết kế, thẩm tra thiết kế; lập và kiểm tra kế hoạch tổng hợp về an toàn có liên quan đến các công việc quy định tại 1.1.2.1 và 1.1.2.2.

1.1.3 Quy chuẩn này không áp dụng cho thi công lắp đặt giàn khoan dầu khí và các kết cấu khác sử dụng cho ngành dầu khí ở biển và thềm lục địa.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động xây dựng quy định tại 1.1.2 trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây cần thiết cho việc áp dụng quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng phiên bản mới nhất.

1.3.1 Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Bộ Xây dựng ban hành

QCVN 02:2009/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;

QCVN 07-9:2016/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng;

QCVN 16:2019/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

QCVN 01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;

QCVN 03:2011/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện;

QCVN 06:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mũ an toàn công nghiệp;

QCVN 7:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động đối với thiết bị nâng;

QCVN 08:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - bộ lọc bụi;

QCVN 10:2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động đối với bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc;

QCVN 15:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động đối với giày hoặc ủng cách điện;

QCVN 16:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động đối với máy vận thăng;

QCVN 17:2013/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động đối với công việc hàn hơi;

QCVN 20:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động đối với sàn nâng dùng để nâng người;

QCVN 23:2014/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với Hệ thống chống rơi ngã cá nhân;

QCVN 24:2014/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với Găng tay cách điện;

QCVN 27:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn;

QCVN 28:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bộ lọc tự động dùng trong mặt nạ hàn;

QCVN 34:2018/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế;

QCVN 36:2019/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn;

QCVN 37:2019/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa.

Bộ Y tế ban hành

QCVN 01:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh;

QCVN 01-1:2018/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kiểm tra chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

QCVN 02:2019/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép tại nơi làm việc;

QCVN 03:2019/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;

QCVN 21:2016/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Điện từ trường tần số cao - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc;

QCVN 22:2016/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chiếu sáng - Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc;

QCVN 23:2016/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bức xạ tử ngoại - Mức tiếp xúc cho phép bức xạ tử ngoại tại nơi làm việc;

QCVN 24:2016/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

QCVN 25:2016/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Điện từ trường tần số công nghiệp - Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số công nghiệp tại nơi làm việc;

QCVN 26:2016/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

QCVN 27:2016/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc.

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

QCVN 05:2013/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng không khí xung quanh;

QCVN 06:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn;

QCVN 27:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Độ rung.

Bộ Công Thương ban hành

QCVN QTĐ 5:2009/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện. Tập 5: Kiểm định hệ thống trang thiết bị điện;

QCVN QTĐ 6:2009/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện. Tập 6: Vận hành, sửa chữa hệ thống trang thiết bị điện;

QCVN QTĐ 7:2009/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện. Tập 7: Thi công các công trình điện;

QCVN QTĐ 8:2010/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kỹ thuật điện. Tập 8: Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp;

Quy phạm Trang bị điện do Bộ Công nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/7/2006;

QCVN 01:2011/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong khai thác than hầm lò;

QCVN 02:2012/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thuốc nổ an toàn cho mỏ hầm lò có khí mêtan (AH1);

QCVN 03:2012/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Amôni Nitrat dùng để sản xuất thuốc nổ Anfo;

QCVN 04:2012/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thuốc nổ Anfo;

QCVN 05:2012/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thuốc nổ nhũ tương dùng cho mỏ hầm lò, công trình ngầm không có khí và bụi nổ;

QCVN 06:2012/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dây dẫn tín hiệu nổ;

QCVN 07:2012/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kíp nổ vi sai phi điện;

QCVN 02:2013/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dây dẫn tín hiệu nổ dùng cho kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò có khí mêtan;

QCVN 03:2013/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò có khí mêtan;

QCVN 01:2014/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong sản xuất thuốc nổ công nghiệp bằng thiết bị di động;

QCVN 01:2015/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Máy nổ mìn điện;

QCVN 02:2015/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các loại kíp nổ điện;

QCVN 03:2015/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kíp nổ đốt số 8;

QCVN 04:2015/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dây nổ chịu nước;

QCVN 05:2015/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Amôni nitrat dùng để sản xuất thuốc nổ nhũ tương;

QCVN 06:2015/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dây cháy chậm công nghiệp;

QCVN 07:2015/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thuốc nổ Amonit AD1;

QCVN 08:2015/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công nghiệp;

QCVN 04:2017/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong khai thác quặng hầm lò;

QCVN 01:2018/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò;

QCVN 01:2019/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ;

QCVN 03:2019/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trạm biến áp phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò;

QCVN 01:2020/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn điện;

QCVN 03:2020/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thuốc nổ nhũ tương năng lượng cao dùng cho lộ thiên;

QCVN 04:2020/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thuốc nổ nhũ tương dùng cho lộ thiên;

QCVN 05:2020/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có độ thoát khí mê tan siêu hạng;

QCVN 05A:2020/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;

QCVN 06:2020/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thuốc nổ nhũ tương an toàn dùng cho mỏ hầm lò có khí nổ;

QCVN 07:2020/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đối với máy phát điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò.

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

QCVN 04:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 04:2009/BKHCN, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đối với thiết bị điện và điện tử.

Bộ Giao thông vận tải ban hành

QCVN 20:2015/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Báo hiệu hàng hải;

QCVN 23:2016/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thiết bị nâng trên tàu;

QCVN 39:2020/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam;

QCVN 42:2015/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trang bị an toàn tàu biển;

QCVN 67:2018/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển;

QCVN 73:2019/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hoạt động kéo trên biển;

QCVN 94:2016/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Báo động và chỉ báo trên tàu biển;

QCVN 97:2016/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thiết bị nâng trên các công trình biển;

QCVN 102:2018/BGTVT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn lao động và kỹ thuật nồi hơi lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác trên biển.

Bộ Quốc phòng ban hành

QCVN 01:2012/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Rà phá bom mìn, vật nổ;

QCVN 03:2017/BQP, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hủy đốt đạn súng, ngòi đạn và hỏa cụ.

1.3.2 Các tiêu chuẩn quốc gia

TCVN 6780-2:2009, Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng - Phần 2: Công việc vận tải mỏ;

TCVN 6780-3:2009, Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng - Phần 3: Công việc thông gió và kiểm tra khí mỏ;

TCVN 6780-4:2009, Yêu cầu an toàn trong khai thác hầm lò mỏ quặng và phi quặng - Phần 4: Công việc cung cấp điện;

TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999), Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

1.4 Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.4.1

Chủ đầu tư

Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình; tổ chức, cá nhân sở hữu công trình hiện hữu; tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công trình giao quản lý sử dụng công trình hiện hữu và thực hiện các hoạt động xây dựng quy định tại 1.1.2.

1.4.2

Công trường hoặc Công trường xây dựng

Khu vực triển khai các hoạt động xây dựng quy định tại 1.1.2.

1.4.3

Công việc xây dựng đảm bảo chất lượng, công trình đảm bảo chất lượng

Công việc xây dựng (công việc thi công xây dựng), công trình thỏa mãn các yêu cầu sau:

a) Tuân thủ các quy định của hồ sơ thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan đến đối tượng được xây dựng;

b) Tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

1.4.4

Cơ quan có thẩm quyền

Bộ, ngành và các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền ban hành chỉ thị hoặc các quy định, hướng dẫn khác có hiệu lực pháp lý.

1.4.5

Cốp-phơ-đem (cofferdams)

Kết cấu chống đỡ tạm sử dụng để ngăn nước (có thể cho phép nước vào nhưng bơm ra được) khi thi công các công trình ở những khu vực có nước và được thu hồi hoặc phá dỡ sau khi hoàn thành thi công.

CHÚ THÍCH: Cốp-phơ-đem được gọi theo nhiều tên khác nhau ở Việt Nam như khung vây cọc ván, tường vây cọc ván ép, tường vây ngăn nước (trong thi công các công trình phục vụ giao thông vận tải), đê quây ngăn nước (trong thi công các công trình thủy lợi).

1.4.6

Cai-sờn (caissons)

Kết cấu sử dụng để ngăn nước (có thể cho phép nước vào nhưng bơm ra được) có dạng hộp hoặc thùng. Cai-sờn được sử dụng phục vụ thi công và được để lại sau khi phần kết cấu bên trong nó hoàn thành (cai-sờn là một phần của kết cấu hoàn thành).

1.4.7

Chất, hóa chất nguy hiểm

Các chất, hóa chất (ở thể lỏng, rắn, khí) có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm, bao gồm: Dễ nổ; ôxy hóa mạnh; ăn mòn mạnh; dễ cháy; độc cấp tính; độc mãn tính; gây kích ứng với con người; gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; gây biến đổi gen; độc đối với sinh sản; tích lũy sinh học; ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; độc hại đến môi trường theo các quy định của pháp luật về hóa chất và y tế.

CHÚ THÍCH: Các nguy cơ có liên quan đến chất, hóa chất nguy hiểm với đặc tính gây kích ứng với con người, gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư, gây biến đổi gen, độc đối với sinh sản, tích lũy sinh học, ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, độc hại đến môi trường được xem là yếu tố có hại (xem 1.4.32).

1.4.8

Đường tiếp cận nơi làm việc

Lối đi, đường đi an toàn, hành lang an toàn; cầu thang bộ, đường vượt trên cao, sàn công tác, thang leo, giàn giáo và các phương tiện khác được che chắn đảm bảo an toàn để người lao động sử dụng cho mục đích ra vào nơi (hoặc khu vực) làm việc hoặc để thoát nạn trong trường hợp khẩn cấp.

1.4.9

Điện áp cực thấp an toàn

Điện áp không vượt quá 42 V giữa các dây dẫn; trong trường hợp mạch pha không vượt quá 24 V giữa dây dẫn và dây trung tính, điện áp không tải của mạch không vượt quá lần lượt là 50 V và 29 V.

1.4.10

Giàn giáo (hoặc hệ giàn giáo)

Kết cấu tạm được để, đặt cố định hoặc di chuyển được trên mặt đất, mặt sàn hoặc kết cấu khác đỡ chúng; hoặc được treo, neo giữ vào kết cấu hoặc bộ phận của công trình chính. Giàn giáo được sử dụng để: Nâng, đỡ người và vật liệu; làm đường tiếp cận nơi làm việc, kết cấu hoặc một vị trí, khu vực trên công trình.

CHÚ THÍCH: Giàn giáo, hệ giàn giáo không bao gồm các kết cấu chống đỡ tạm quy định tại 1.4.12.

1.4.11

Giếng thăng

Không gian làm việc theo phương đứng của vận thăng.

1.4.12

Kết cấu chống đỡ tạm (hoặc hệ kết cấu chống đỡ tạm)

Các kết cấu, hệ kết cấu chống đỡ, neo, giằng, giữ, treo kèm theo hoặc không kèm theo ván khuôn. Kết cấu chống đỡ tạm sử dụng để chống đỡ, neo giữ cho các cấu kiện, bộ phận, phần kết cấu hoặc toàn bộ kết cấu của: Công trình đang thi công; công trình hiện hữu; các thiết bị sử dụng cho thi công; giàn giáo, hệ giàn giáo lắp trên nó.

1.4.13

Không gian hạn chế

Không gian được bao bọc hoặc bao che (có thể được bao che kín hoặc một phần) và là nơi có các yếu tố nguy hiểm, có hại đến an toàn, sức khỏe của người ở trong hoặc gần không gian đó (ví dụ: thiếu oxy, có khí độc). Không gian hạn chế được quy định chi tiết tại 1.3.1 của QCVN 34:2018/BLĐTBXH.

1.4.14

Kỹ thuật sụp đổ chủ động

Biện pháp kỹ thuật sử dụng để phá dỡ công trình, làm công trình bị phá dỡ sụp đổ hoàn toàn bằng cách phá hủy các cấu kiện, kết cấu chịu lực chính của công trình.

1.4.15

Hoạt động xây dựng

Các công việc thi công xây dựng và các hoạt động xây dựng khác quy định tại 1.1.2.

1.4.16

Lan can an toàn

Lan can cao tối thiểu 1,1 m, có cấu tạo đảm bảo an toàn được lắp dựng dọc theo mép các khoảng không để ngăn ngừa người lao động bị rơi, ngã.

1.4.17

Môi trường khí nén

Môi trường khí có áp suất lớn hơn áp suất không khí tự nhiên.

1.4.18

Người lao động

Người thực hiện các hoạt động xây dựng ở công trường.

CHÚ THÍCH: Người lao động phải đủ tuổi được phép lao động tại công trường xây dựng theo quy định của pháp luật về lao động và đảm bảo các điều kiện sau đây phù hợp với công việc được giao: Đủ sức khỏe; được đào tạo đúng ngành nghề; có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc; có chứng chỉ nghề hoặc chứng chỉ hành nghề phù hợp theo các quy định của pháp luật về lao động và (hoặc) pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.

1.4.19

Người sử dụng lao động

Cá nhân hoặc pháp nhân thuê, sử dụng một hoặc nhiều người lao động trên công trường xây dựng; tổng thầu, nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ.

1.4.20

Người có thẩm quyền

Người lao động được chủ đầu tư, người sử dụng lao động giao nhiệm vụ cụ thể thực hiện các công việc liên quan đến bảo vệ, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, giám sát trên công trường.

1.4.21

Nơi làm việc

Vị trí hoặc khu vực mà người lao động có mặt để làm việc hoặc cần đi tới theo yêu cầu công việc do người sử dụng lao động phân công hoặc yêu cầu.

1.4.22

Nguyên tắc ec-gô-nô-my (ergonomic principles)

Nguyên tắc dựa trên kết quả nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu sinh lý, tâm lý, nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ sức khỏe, an toàn và tiện nghi cho người lao động.

1.4.23

Phụ kiện nâng

Móc, dây xích, dây cáp, lưới, thùng và những phụ kiện khác sử dụng để gắn hoặc buộc chặt vật nâng vào thiết bị nâng nhưng không phải là một phần chính của thiết bị nâng.

1.4.24

Thiết bị nâng

Xe, máy, thiết bị (di động hoặc cố định) sử dụng để nâng, hạ người hoặc các vật nâng.

1.4.25

Tiêu chuẩn áp dụng

Các tiêu chuẩn liên quan đến vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, khảo sát, thiết kế, thi công, lắp dựng, nghiệm thu, sử dụng, bảo trì, kỹ thuật (hoặc biện pháp) đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động khi thực hiện các hoạt động xây dựng quy định tại 1.1.2 và được phép áp dụng tại Việt Nam.

1.4.26

Vận thăng

Loại thiết bị nâng, sử dụng sàn được dẫn hướng để nâng, hạ người hoặc vật nâng.

1.4.27

Vật nâng

Vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, dụng cụ, máy, thiết bị và các tải trọng khác là đối tượng phải nâng, hạ trong quá trình thi công xây dựng.

1.4.28

Vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm đảm bảo chất lượng

Các loại vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm dùng trong thi công xây dựng công trình thỏa mãn các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan;

b) Vật liệu, cấu kiện, sản phẩm có chất lượng phù hợp với QCVN 16:2019/BXD, QCVN 04:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 04:2009/BKHCN, tuân thủ quy định của hồ sơ thiết kế, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn có liên quan đến vật liệu, cấu kiện, sản phẩm được phép áp dụng tại Việt Nam;

c) Tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan về kiểm soát chất lượng trước khi đưa vào sử dụng tại công trường.

1.4.29

Vùng nguy hiểm

Giới hạn các khu vực trong và xung quanh công trường xây dựng có thể xuất hiện những yếu tố nguy hiểm gây thiệt hại cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện do quá trình thi công xây dựng công trình gây ra, được xác định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công xây dựng công trình điểm h khoản 1 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.

1.4.30

Vùng nguy hại

Vùng hoặc khu vực trên công trường và khu vực lân cận có các yếu tố có hại vượt ngưỡng cho phép hoặc không thỏa mãn các quy định nêu tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan nhưng không đến mức gây tổn thương hoặc tử vong cho người.

1.4.31

Yếu tố nguy hiểm

Yếu tố gây mất an toàn (trực tiếp hoặc gián tiếp), làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.

1.4.32

Yếu tố có hại

Yếu tố hoặc nguy cơ gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động theo các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và y tế. Các yếu tố có hại cho sức khỏe bao gồm 06 nhóm chính: Vi khí hậu bất lợi; vật lý (ví dụ: tiếng ồn, rung động); bụi các loại; các chất, hóa chất, hơi khí độc; tâm sinh lý và ec-gô-nô-my; tiếp xúc nghề nghiệp.

1.5 Chữ viết tắt

Trong quy chuẩn này sử dụng các chữ viết tắt như sau:

ATVSLĐ An toàn, vệ sinh lao động;

ĐBAT Đảm bảo an toàn;

KCCĐT Kết cấu chống đỡ tạm;

KNCL Khả năng chịu lực;

PCCC Phòng cháy và chữa cháy;

PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân;

QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Last updated

CÔNG TY CỔ PHẦN EHS

Giới thiệuTong-len

EHS