Phụ lục B (tham khảo) Điều tra khảo sát hiện trường
TCVN 13662:2023
Trong quá trình thi công và phá dỡ các công trình xây dựng, các nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra với công nhân và cán bộ trên công trường, các giải pháp kỹ thuật phải đưa ra nhằm giảm thiểu các nguy cơ này, tuy nhiên trên thực tế, các giải pháp kỹ thuật này trong nhiều trường hợp có thể không giải quyết triệt để các nguy cơ thì phải tiến hành khảo sát, kiểm tra và quản lý các rủi ro một cách thận trọng. Trước khi tiến hành bất cứ công đoạn thi công nào, Nhà thầu phải tiến hành khảo sát các điều kiện thực tế tại hiện trường để xác định các nguy cơ có thể xảy ra và xác lập các giải pháp hữu hiệu ngăn ngừa tai nạn. Công tác khảo sát phải bao gồm tối thiểu các bước sau:
B.1 Lối đi lại và di chuyển an toàn
a) Phạm vi làm việc;
b) Lối đi bộ, lối đi của các phương tiện xe cộ và đường ray cần trục v.v..;
c) Các cầu thang leo, thang bộ và các thiết bị nâng;
d) Bảo vệ các lỗ sàn lỗ mái (lỗ hổng không được che);
e) Chiếu sáng (cả đèn bảo vệ và đèn chiếu sáng công tác - ban đêm).
B.2 Các phưong tiện giao thông
a) Đường xá:
- Các vị trí quay xe;
- Bãi đỗ xe;
- Các vị trí lầy lội.
b) Kho bãi chứa vật liệu, vật tư và bãi đổ phế thải;
c) Các biển báo, chỉ dẫn trên các đường đi của các phương tiện vận tải trên công trường;
d) Công tác bảo dưỡng và sửa chữa các phương tiện vận tải.
B.3 Các công trình lán trại, nhà vệ sinh phục vụ công nhân trên công trường
a) Nơi đặt các công trình lán trại;
b) Vị trí và biển báo chỉ dẫn các đường dây cao thế (chỉ dẫn bằng đèn hiệu; biển báo hoặc lắp các barie ngăn chặn tiếp xúc);
c) Các khu vệ sinh và nơi cung cấp nước uống.
B.4 Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn
a) Cung cấp quần áo, mũ bảo hiễm, kính bảo hộ, găng tay, ủng và các phương tiện bảo hộ lao động khác. Cung cấp hệ thống thiết bị chống rơi cá nhân như dây nịt toàn thân, dây neo;
b) Thiết lập sơ đồ phối hợp giữa các nhà thầu từng mục công việc theo tiến độ thời gian, để tránh ùn tắc, chồng chéo (sơ đồ PERT);
c) Lắp đặt sàn tạm, lưới an toàn và giàn giáo tại các vị trí cần thiết.
B.5 Các biện pháp thi công
a) Không gian thi công;
b) Các thiết bị phục vụ thi công như cần trục, thiết bị nâng, máy vận thăng, và xe tải;
c) Các biện pháp treo buộc.
B.6 Các dụng cụ và thiết bị phục vụ thi công
a) Công tác bảo dưỡng sửa chữa và bảo quản;
b) Công tác kiểm định;
c) Cung ứng các dụng cụ cho từng công việc.
B.7 Công nhân và đội trưởng
a) Ký hợp đồng công việc;
b) Tập huấn và giám sát;
c) Số lượng công nhân;
d) Các phương án bảo đảm và duy trì sự an toàn:
1) Các bảng thông báo, bảng chỉ dẫn và các bảng cảnh báo.
2) Các thẻ phù hiệu nhận biết một nhóm công nhân hoặc mỗi cá nhân làm việc.
3) Các kết quả thanh tra, kiểm tra về các tai nạn.
4) Kiến thức hiểu biết các quy định an toàn trên công trường.
5) Họp bàn và thống nhất về các phương án bảo đảm và duy trì sự an toàn.
6) Các tài liệu hướng dẫn cho công nhân mới vào nghề.
e) Thiết lập các quy định, cho phép thực hiện các điều chỉnh nhằm giảm thiểu các điều kiện và hoạt động mất an toàn;
f) Cấp cứu và các phản ứng y tế khi có người bị tai nạn.
Last updated