24. Giàn giáo treo móc nối tiếp

TCVN 13662:2023

24 Giàn giáo treo móc nối tiếp (xem Hình A.27)

24.1 Hai đầu sàn công tác phải có móc cố định vào cáp nằm ngang, đủ khả năng chống rơi nếu một trong hai cáp nằm ngang bị đứt. Sàn công tác phải có chiều rộng nhỏ nhất là 0,5 m.

24.2 Cáp thép nằm ngang phải neo vào kết cấu đủ khả năng chịu lực căng cáp. Lực căng cáp nằm ngang phải nhỏ hơn hoặc bằng 9 kN. Khoảng cách lớn nhất giữa hai dây cáp chống võng (dây treo dưng) là 1,5 m. Cáp thép nằm ngang phải là cáp liền không được nối. Cáp thép nằm ngang phải có đường kính tối thiểu là 12 mm, được chế tạo từ thép cán nguội và phải có hệ số an toàn gấp sáu lần tải trọng thiết kế.

24.3 Phải theo các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cáp về phương án bảo vệ cáp và cách sử dụng các phụ kiện treo cáp.

24.4 Sàn công tác phải được thiết kế với tải trọng công tác là 250 kg và không được quá hai người cùng làm việc, số sàn công tác trên một giàn giáo phải nhỏ hơn hoặc bằng hai và số sàn công tác giữa hai dây treo đứng không quá một.

24.5 Dây treo đứng phải là dây chão bện, dây chão sợi tổng hợp hoặc dây cáp thép. Dây treo đứng và mối buộc phải được tinh toán và thiết kế đủ khả năng chịu tải trọng dự tính.

24.6 Người làm việc trên giàn giáo phải sử dụng thiết bị chống rơi cá nhân nếu có nguy cơ rơi ngã và khi chiều cao sàn công tác lớn hơn hoặc bằng 3 m so với đất hay sàn nhà. Dây treo thiết bị chống rơi cá nhân phải móc vào điểm neo không thuộc kết cấu giàn giáo. Nếu sử dụng dây cứu sinh thẳng đứng hoặc dây cứu sinh nằm ngang thì các đầu neo của các dây này phải không thuộc kết cắu giàn giáo.

24.7 Phải trang bị thang lên và xuống sàn công tác.

24.8 Giàn giáo treo móc nối tiếp phải được thiết kế bởi kỹ sư có chứng chỉ nghiệp vụ và phải được lắp đặt dưới sự giám sát của người có chuyên môn

Last updated