Công đoàn

  1. CÔNG ĐOÀN

Công đoàn được thành lập để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ và tập thể NLĐ.

• Công đoàn được thành lập tại doanh nghiệp được gọi là công đoàn cơ sở.

• Công đoàn cấp trên trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ đạo hoạt động của công đoàn cơ sở được gọi là Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Ban chấp hành công đoàn cơ sở là tổ chức đại diện tập thể lao động trong doanh nghiệp. Ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ là tổ chức đại diện tập thể lao động trong doanh nghiệp.

(LUẬT CÔNG ĐOÀN, ĐIỀU 1, ĐIỀU 4 KHOẢN 2&3 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 3 KHOẢN 4)

2.THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN

• NLĐ có quyền thành lập công đoàn. Công đoàn cấp trên có quyền và trách nhiệm (i) vận động NLĐ tại doanh nghiệp thành lập công đoàn cơ sở; (ii) yêu cầu NSDLĐ tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.

• Đối tượng kết nạp vào tổ chức Công đoàn là người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.

• Đối tượng không được kết nạp vào tổ chức Công đoàn bao gồm chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự.

• Đối tượng không được kết nạp vào tổ chức công đoàn thì rút khỏi công đoàn nếu đang là đoàn viên. Trường hợp có nguyện vọng tiếp tục được tham gia sinh hoạt công đoàn thì ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét và công nhận là đoàn viên danh dự. Đối với đoàn viên danh dự, không được biểu quyết và bầu cử khi tham dự các cuộc họp, hội nghị, đại hội của công đoàn. Không được ứng cử, đề cử để bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp và đại biểu dự đại hội đại biểu, hội nghị đại biểu công đoàn các cấp.

• Khi công đoàn cơ sở được thành lập đúng quy định thì NSDLĐ phải thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động.

• Ở những doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm của công đoàn cơ sở. Ban chấp hành công đoàn cơ sở là tổ chức đại diện tập thể lao động trong doanh nghiệp. Ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ là tổ chức đại diện tập thể lao động trong doanh nghiệp.

(LUẬT CÔNG ĐOÀN, ĐIỀU 5 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 189 HƯỚNG DẪN SỐ 238/HD-TLĐ NGÀY 04/03/2014 HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM, ĐIỀU 1 KHOẢN 1 & 2)

2.1 QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI DIỆN CÔNG ĐOÀN

Công đoàn có các quyền và trách nhiệm sau trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ:

• Đại diện cho tập thể lao động: (i) thương lượng, ký và giám sát việc thực hiện TƯLĐTT; (ii) khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; (iii) tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động

• Tham gia với Doanh nghiệp xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

• Đối thoại với doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ gồm tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ; việc thực hiện hợp đồng lao động, TƯLĐTT, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; điều kiện làm việc; yêu cầu của NLĐ, tập thể lao động đối với NSDLĐ; yêu cầu của NSDLĐ đối với NLĐ, tập thể lao động; nội dung khác mà hai bên quan tâm.

• Đề xuất những nội dung thương lượng tập thể về: Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca; bảo đảm việc làm đối với người lao động; bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, thực hiện nội quy lao động; các nội dung khác mà hai bên liên quan.

• Hướng dẫn, tư vấn cho NLĐ về quyền, nghĩa vụ của NLĐ khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với Doanh nghiệp; tư vấn pháp luật cho NLĐ; tuyên truyền, vận động, giáo dục NLĐ học tập, nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế doanh nghiệp.

• Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ.

• Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

• Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể NLĐ hoặc của NLĐ bị xâm phạm.

• Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

(LUẬT CÔNG ĐOÀN, ĐIỀU 10, 14 & 15; NGHỊ ĐỊNH 43/2013/NĐ-CP)

2.1 ĐẢM BẢO ĐIỀU KIỆN CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN

Công đoàn được đảm bảo các điều kiện để hoạt động, cụ thể:

• Người làm công tác công đoàn không chuyên trách được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để làm công tác công đoàn:

- Chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn: ít nhất 24 giờ làm việc trong 1 tháng

- Ủy viên Ban chấp hành, tổ trưởng, tổ phó công đoàn: ít nhất 12 giờ làm việc trong 1 tháng

• Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ làm việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập; chi phí đi lại, ăn ở và sinh hoạt trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do cấp công đoàn triệu tập chi trả

• Cán bộ công đoàn chuyên trách, được đơn vị sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc doanh nghiệp

• Công đoàn cơ sở được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn

LUẬT CÔNG ĐOÀN, ĐIỀU 24

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 189 & 193

2.2 QUYỀN CỦA CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

• Cán bộ công đoàn cơ sở được quyền:

- Gặp NSDLĐ để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động và sử dụng lao động

- Đến các nơi làm việc để gặp gỡ NLĐ trong phạm vi trách nhiệm mà mình đại diện

• Cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ mà HĐLĐ hết hạn thì được gia hạn HĐLĐ đến hết nhiệm kỳ

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 191, KHOẢN 1&2, ĐIỀU 192 KHOẢN 6&7

LUẬT CÔNG ĐOÀN, ĐIỀU 25 KHOẢN 1&2

2.3 TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

NSDLĐ phải:

• Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

• Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp

• Bảo đảm các điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động theo như mục 2.3

• Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở (i) tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên; (ii) thành lập công đoàn cơ sở; (iii) bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp

• Tham khảo ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn) trước khi ban hành các quy định có liên quan đến quyền, nghĩa vụ, chế độ chính sách đối với người lao động:

- Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế dẫn đến cho nhiều người thôi việc

- Xây dựng phương án lao động

- Xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động

- Quyết định quy chế thưởng

- Trước khi ban hành NQLĐ

- Khi xem xét xử lý KLLĐ

- Tạm đình chỉ công việc của NLĐ

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động

- Sa thải, đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người là cán bộ công đoàn không chuyên trách

• Khi NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn HĐLĐ thì được gia hạn HĐLĐ đã giao kết đến hết nhiệm kỳ

• Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở

- Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

- Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cáo, NSDLĐ mới có quyền quyết định chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển làm công việc khác

- NSDLĐ phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình

Người sử dụng lao động bị cấm thực hiện các hành vi sau:

- Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ

- Ép buộc NLĐ thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

- Yêu cầu NLĐ không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn

- Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 44, 46, 103, 119, 123, 129, 138

& 192

LUẬT CÔNG ĐOÀN, ĐIỀU 24

& 25

2.4 ĐOÀN PHÍ CÔNG ĐOÀN

• Đoàn phí Công đoàn: bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH nhưng tối đa bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.

• Kinh phí Công đoàn

- Doanh nghiệp đóng 2% trên tổng quỹ tiền lương mà NSDLĐ dùng làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ

- NSDLĐ đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động

LUẬT CÔNG ĐOÀN, ĐIỀU 26, KHOẢN 1&2

ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN 2013, ĐIỀU 37, KHOẢN 1

NGHỊ ĐỊNH 191/2013/NĐ-CP, ĐIỀU 5 & 6

QUYẾT ĐỊNH 1908/QĐ-TLĐ, ĐIỀU 23, KHOẢN 3

2.5 QUY CHẾ QUẢN LÝ QUỸ CÔNG ĐOÀN

• Năm 2019, công đoàn cơ sở được sử dụng 69% tổng số thu kinh phí công đoàn và 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn.

• Công đoàn cấp trên (các cấp) được sử dụng 31% tổng số thu kinh phí công đoàn và 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn.

Last updated

CÔNG TY CỔ PHẦN EHS

Giới thiệuTong-len

EHS