An toàn vệ sinh lao động

1. TỔNG QUÁT

• NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.

• NSDLĐ phải tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐIỀU 5

2. CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

2.1 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN

Đối tượng

Yêu cầu huấn luyện

Nhóm I: Người quản lý phụ trách công tác AT- VSLĐ, bao gồm:

- Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương.

- Cấp phó của người đứng đầu theo quy định trên đây được giao

nhiệm vụ phụ trách công tác AT-VSLĐ

- Nội dung: Chính sách, pháp luật về AT-VSLĐ; Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về AT-VSLĐ ở cơ sở; Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác AT-VSLĐ; Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

- Thời gian: huấn luyện lần đầu tối thiểu là 16 giờ; huấn luyện định kỳ ít nhất 02 năm/ lần hoặc khi có sự thay đổi về công việc, thiết bị, công nghệ hoặc sau thời gian nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên, với thời lượng tối thiểu bằng 50% so với lần đầu.

- Được cấp chứng nhận huấn luyện có giá trị 02 năm

Nhóm II: Người làm công tác AT-VSLĐ, bao gồm:

- Chuyên trách, bán chuyên trách về AT-VSLĐ

- Người trực tiếp giám sát về AT-VSLĐ tại nơi làm việc

- Nội dung:

+ Kiến thức chung: như nhóm I;

+ Nghiệp vụ công tác AT-VSLĐ: như nhóm I; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp, bảo đảm AT-VSLĐ; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch AT-VSLĐ hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về AT-VSLĐ; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra TNLĐ; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, vật tư, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về AT-VSLĐ; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác AT- VSLĐ;

+ Kiến thức chuyên ngành: kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ.

- Thời gian: huấn luyện lần đầu tối thiểu 48 giờ; huấn luyện định kỳ ít nhất 02 năm/ lần hoặc khi có sự thay đổi về công việc, thiết bị, công nghệ hoặc sau thời gian

NGHỊ ĐỊNH 44/2016/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH 140/2018/NĐ-CP, CHƯƠNG I, MỤC 9, 24 VÀ PHỤ LỤC I

Đối tượng

Yêu cầu huấn luyện

nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên, với thời lượng tối thiểu bằng 50% so với lần đầu.

- Được cấp giấy chứng nhận huấn luyện có giá trị 05 năm.

Nhóm III: Người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ

- Nội dung:

+ Kiến thức chung: như nhóm I;

+ Nghiệp vụ công tác AT-VSLĐ: chính sách, chế độ về AT- VSLĐ đối với NLĐ; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy AT-VSLĐ, biển báo, biển chỉ dȁn AT-VSLĐ và sử dụng thiết bị an toàn, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

+ Kiến thức chuyên ngành: kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT- VSLĐ mà người được huấn luyện đang làm; kỹ thuật AT-VSLĐ liên quan đến công việc của NLĐ.

- Thời gian: huấn luyện lần đầu tối thiểu là 24 giờ; huấn luyện định kỳ ít nhất 02 năm/ lần hoặc khi có sự thay đổi về công việc, thiết bị, công nghệ hoặc sau thời gian nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên, với thời lượng tối thiểu bằng 50% so với lần đầu.

- Được cấp thẻ an toàn có giá trị 02 năm (do NSDLĐ cấp nếu làm theo HĐLĐ, do tổ chức huấn luyện cấp nếu làm việc không theo HĐLĐ).

Nhóm IV: NLĐ không thuộc các nhóm I, II, III và V (bao gồm cả lao động là người Việt Nam, NLĐ nước ngoài làm việc ở Việt Nam và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho NSDLĐ)

- Nội dung:

+ Kiến thức cơ bản về AT-VSLĐ: quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ, NLĐ; chính sách, chế độ về AT-VSLĐ đối với NLĐ; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy QT-VSLĐ, biển báo, biển chỉ dȁn AT-VSLĐ và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu TNLĐ, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

+ Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về AT-VSLĐ tại nơi làm việc.

- Thời gian: huấn luyện lần đầu tối thiểu là 16 giờ; huấn luyện định kỳ ít nhất 1 năm/ lần, hoặc khi có sự thay đổi về công việc, thiết bị, công nghệ hoặc sau thời gian nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên, với thời lượng tối thiểu bằng 50% so với lần đầu.

- Được ghi vào sổ theo dõi công tác huấn luyện.

Đối tượng

Yêu cầu huấn luyện

Nhóm V: Người làm công tác y tế

- Nội dung:

+ Hệ thống chính sách, pháp luật về AT-VSLĐ: Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về AT-VSLĐ; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật AT-VSLĐ; các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về AT-VSLĐ khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ.

+ Nghiệp vụ công tác AT-VSLĐ: tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về AT-VSLĐ ở cơ sở; phân tích trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác AT- VSLĐ; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

- Thời gian: huấn luyện lần đầu là 16 giờ; huấn luyện định kỳ ít nhất 02 năm/lần hoặc khi có sự thay đổi về công việc, thiết bị, công nghệ hoặc sau thời gian nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên, với thời lượng tối thiểu bằng 50% so với lần đầu.

- Được cấp giấy chứng nhận huấn luyện về AT-VSLĐ có giá trị 02 năm.

Nhóm VI: An toàn, vệ sinh viên

- Nội dung: NLĐ tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện AT-VSLĐ theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

- Thời gian: huấn luyện lần đầu tối thiểu 20 giờ, bao gồm 16 giờ để huấn luyện về AT-VSLĐ và 4 giờ để huấn luyện về an toàn, vệ sinh viên; huấn luyện định kỳ ít nhất 02 năm/ lần hoặc khi có sự thay đổi về công việc, thiết bị, công nghệ hoặc sau thời gian nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên, với thời lượng tối thiểu bằng 50% so với lần đầu.

- Được cấp giấy chứng nhận huấn luyện có giá trị 02 năm.

2.2 NGƯỜI HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG • Huấn luyện về pháp luật AT-VSLĐ

(i) Có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về AT-VSLĐ; hoặc

(ii) Có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc nghiên cứu, xây dựng chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra, quản lý về AT-VSLĐ.

• Huấn luyện về nghiệp vụ và kiến thức cơ bản về AT-VSLĐ

(i) Có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm công việc xây dựng hoặc tổ chức triển khai về công tác AT-VSLĐ; hoặc

(ii) Có trình độ cao đẳng và có ít nhất 04 năm làm công việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác AT-VSLĐ; hoặc

(iii) Làm công tác AT-VSLĐ tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, điểm b Khoản này và có ít nhất 05 năm làm công việc AT-VSLĐ.

• Huấn luyện kiến thức chuyên ngành

(i) Có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; và

(ii) Ít nhất 05 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra về AT-VSLĐ tại cơ quan có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến công tác AT-VSLĐ; hoặc

(iii) Ít nhất 05 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ và tham gia khóa huấn luyện về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện

• Huấn luyện thực hành

(i) Huấn luyện thực hành nhóm 2: có trình độ từ cao đẳng trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện, thông thạo công việc thực hành đối với máy, thiết bị, hóa chất, công việc được áp dụng thực hành theo chương trình khung huấn luyện;

(ii) Huấn luyện thực hành nhóm 3: có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện; có ít nhất 03 năm làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, hoặc làm công việc có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở phù hợp với công việc huấn luyện;

(iii) Huấn luyện thực hành nhóm 4: có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên, phù hợp với chuyên ngành huấn luyện hoặc người có thời gian làm việc thực tế ít nhất 03 năm trong chuyên ngành huấn luyện;

(iv) Huấn luyện thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động: có trình độ từ cao đẳng chuyên ngành y trở lên và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc có trình độ bác sĩ;

(v) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp không thuộc điểm a, b, c Khoản này nhưng có ít nhất 04 năm làm công việc AT-VSLĐ thì được huấn luyện thực hành theo quy định tại các điểm a, b, c Khoản này phù hợp với kinh nghiệm.

• Định kỳ 05 năm, người huấn luyện phải tham dự khóa tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về AT-VSLĐ, trừ người huấn luyện thuộc điểm a Khoản 1 Điều này, người huấn luyện sơ cấp cứu.

NGHỊ ĐỊNH 140/2018/NĐ-CP, CHƯƠNG I

2.3 DOANH NGHIỆP TỰ TỔ CHỨC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

• Doanh nghiệp có trách nhiệm tự tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện cho NLĐ nhóm 4 và nhóm 6 theo một trong các hình thức sau đây:

- Tự tổ chức huấn luyện nếu đảm bảo điều kiện về người huấn luyện theo mục 9.2.2

- Thuê tổ chức huấn luyện

• Trình tự đăng ký hoạt động tự huấn luyện của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện AT-VSLĐ hạng A tự công bố đủ điều kiện tự huấn luyện AT-VSLĐ trên trang thông tin điện tử hoặc thông báo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

NGHỊ ĐỊNH 140/2018/NĐ-CP

3. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI NƠI LÀM VIỆC

3.1 KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

NSDLĐ phải:

• Thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

• Có quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

• Phân công người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải quy định việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đến từng tổ, đội, phân xưởng

• Lưu hồ sơ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

• Công khai kết quả đánh giá và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động được biết

• Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động

• Ít nhất 1 năm 1 lần phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc

LUẬT AT-VSLĐ ĐIỀU 18

NGHỊ ĐỊNH 39/2016/NĐ-CP ĐIỀU 3

3.1.1 QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

• NSDLĐ phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một năm một lần, bao gồm:

- Các yếu tố vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt

- Các yếu tố vật lý: ánh sáng, tiếng ồn, rung theo dải tần, phóng xạ, điện từ trường, bức xạ tử ngoại; bụi hạt, phân tích hàm lượng silic trong bụi

- Các yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp: yếu tố vi sinh vật, gây dị ứng, mȁn cảm, dung môi

- Gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my: gánh nặng lao động thể lực, căng thẳng thần kinh tâm lý, vị trí lao động

- Các yếu tố hóa học tối thiểu NOX, SOX, CO, CO2, dung môi hữu cơ (benzene và đồng đẳng – toluene, xylene), thủy ngân, asen, TNT, nicotin, hóa chất trừ sâu

• Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, doanh nghiệp cần thực hiện:

- Cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bênh nghề nghiệp

- Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho NLĐ ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo

Bồi dưỡng bằng hiện vật cho NLĐ theo quy định của pháp luật

3.1.2 NỘI DUNG KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

• Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại:

- Phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc.

- Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.

- Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mȁu quy định.

• Xác định mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo thứ tự ưu tiên sau đây:

- Loại trừ các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu.

- Ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các biện pháp tổ chức, hành chính (thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động).

- Xác định rõ thời gian, địa điểm và nguồn lực để thực hiện mục tiêu, biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

• Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại:

- Hướng dȁn người lao động biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.

- Lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.

- Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:

+ Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc;

+ Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ;

+ Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

+ Kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp;

+ Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;

+ Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, điều tra tai nạn lao động.

- Việc đánh giá hiệu quả biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:

+ Việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;

+ Kết quả cải thiện Điều kiện lao động.

NGHỊ ĐỊNH 39/2016/NĐ-CP ĐIỀU 4, 5, 6 & 7

3.2 AN TOÀN MÁY, THIẾT BỊ

• Trách nhiệm của NSDLĐ:

- Định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn AT-VSLĐ

- Có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp (xem phần hình ảnh ATLĐ)

- Bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dȁn về AT-VSLĐ đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc ở nơi làm việc, nơi đặt MMTB, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp

- Phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc hoặc máy, thiết bị có nguy cơ gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cho tới khi nguy cơ được khắc phục

- Danh sách các loại máy, thiết bị có yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt phải tuân theo quy định của pháp luật an toàn lao động

• Máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ:

- Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức có đủ điều kiện thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

- Khi đưa vào sử dụng hoặc không còn sử dụng, thải bỏ các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ, doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan quản lý cấp tỉnh tại nơi sử dụng

- Trong quá trình sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT- VSLĐ, doanh nghiệp có trách nhiệm định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, lập và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng

- Người vận hành nồi hơi sử dụng nhiên liệu đốt cháy hữu cơ phải có bằng/ chứng chỉ nghề vận hành nồi hơi.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 138 & 147

THÔNG TƯ 53/2016/TT- BLĐTBXH

THÔNG TƯ 16/2017/TT- BLĐTBXH

LUẬT AT-VSLĐ ĐIỀU 30 & 31

QUYẾT ĐỊNH 64/2008/QĐ- BLĐTBXH, QCVN: 01 - 2008/ BLĐTBXH, ĐIỀU 8

3.3 XỬ LÝ SỰ CỐ KỸ THUẬT GÂY MẤT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NGHIÊM TRỌNG

• NSDLĐ phải xây dựng phương án xử lý sự cố kỹ thuật, gây mất AT-VSLĐ nghiêm trọng gồm các nội dung sau:

- Lực lượng tham gia xử lý sự cố tại chỗ và nhiệm vụ của từng thành viên tham gia; lực lượng hỗ trợ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh lân cận;

- Phương tiện kỹ thuật phải có theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thiết bị đo lường cần thiết dùng trong quá trình xử lý sự cố (các thiết bị này phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường);

- Cách thức, trình tự xử lý sự cố.

• Định kỳ tổ chức diễn tập phương án xử lý sự cố theo quy định của pháp luật

• Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời

• Kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng

LUẬT AT-VSLĐ ĐIỀU 19

NGHỊ ĐỊNH 39/2016/NĐ-CP ĐIỀU 8

3.4 PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

NLĐ làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách và chất lượng

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 149

3.4.1 ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

NLĐ trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:

• Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu như: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, áp suất, tiếng ồn, ánh sáng quá chói, tia phóng xạ, điện áp cao, điện từ trường

• Tiếp xúc với bụi và hoá chất độc như: hơi khí độc, bụi độc; các sản phẩm có chì, thuỷ ngân, mangan; bazơ, axít, xăng, dầu mỡ hoặc các hoá chất độc khác

• Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu

• Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động hoặc làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra TNLĐ; làm việc trên cao

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 149

THÔNG TƯ 04/2014/ TTBLĐTBXH

3.4.2 NGUYÊN TẮC TRANG CẤP PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

• Đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

• Không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; không buộc người lao động tự mua hoặc thu tiền của người lao động để mua phương tiện bảo vệ cá nhân;

• Hướng dȁn, giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân;

• Tổ chức thực hiện biện pháp khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm vệ sinh đối với phương tiện bảo vệ cá nhân đã qua sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm xạ.

LUẬT AT-VSLĐ ĐIỀU 23 KHOẢN 3

3.4.3 DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN TRONG DỆT - MAY

Loại công việc

Loại phương tiện trang bị

Tẩy vải, giặt vải, nhuộm vải, in hoa vải

Quần áo lao động phổ thông, mũ vải, găng tay cao su dày, khẩu trang lọc bụi/ than hoạt tính (nếu có sử dụng hóa chất độc), mắt kính, ủng cao su, xà phòng

Xếp vải, cắt vải, là quần áo, điều khiển máy may, kiểm hàng

Mũ vải, quần áo lao động phổ thông, khẩu trang lọc bụi, giầy vải mỏng đi trong nhà, xà phòng

Vận hành nồi hơi, bảo trì, sửa chữa máy móc

Quần áo lao động phổ thông, mũ vải, găng tay, mắt kính, khẩu trang than hoạt tính và giày bảo hộ

Thợ điện

Quần áo lao động phổ thông, mũ bảo hộ, găng tay cách điện và giày cách điện

Thợ hàn

Quần áo lao động phổ thông, găng tay, giày cách điện, mặt nạ/ kính hàn

THÔNG TƯ 04/2014/ TTBLĐTBXH

4. CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG

4.1 KHÁM SỨC KHỎE, KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP

• NSDLĐ phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một năm một lần cho NLĐ, kể cả người học nghề, tập nghề; đối với NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ chưa thành niên, NLĐ cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

• Khi khám sức khỏe, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

• NSDLĐ tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

• NSDLĐ tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

• NSDLĐ đưa NLĐ được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp.

• Chi phí khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho NLĐ do NSDLĐ chi trả.

LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐIỀU 21

THÔNG TƯ 14/2013/TT-BYT

THÔNG TƯ 28/2016/TT-BYT

4.3 ĐIỀU DƯỠNG PHỤC HỒI SỨC KHỎE

Hằng năm, khuyến khích NSDLĐ tổ chức cho NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, NLĐ làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và NLĐ có sức khỏe kém được điều dưỡng phục hồi sức khỏe.

LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐIỀU 26

• NSDLĐ phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho NLĐ.

• NSDLĐ có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của NLĐ, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để NLĐ biết.

Hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền

4.4 TÚI CẤP CỨU

Mỗi tầng làm việc phải được trang bị bộ dụng cụ sơ cấp cứu theo các loại như sau:

Số Công nhân

Yêu cầu

Dưới 25

Có ít nhất 01 túi loại A (loại nhỏ)

Từ 26 đến 50

Có ít nhất 01 túi loại B (loại vừa)

Từ 51 đến 150

Có ít nhất 01 túi loại C (loại lớn)

Ghi chú: 1 túi B tương đương với 2 túi A và 1 túi C tương đương với 2 túi B

THÔNG TƯ 19/2016/TT-BYT, PHỤ LỤC 4

Danh mục các trang thiết bị trong túi cứu thương:

STT

Yêu cầu trang bị tối thiểu

Túi A

Túi B

Túi C

1

Băng dính (cuộn)

02

02

04

2

Băng kích thước 5 x 200 cm (cuộn)

02

04

06

3

Băng kích thước 10 x 200 cm (cuộn)

02

04

06

4

Băng kích thước 15 x 200 cm (cuộn)

01

02

04

5

Băng tam giác (cái)

04

04

06

6

Băng chun

04

04

06

7

Gạc thấm nước (10 miếng/gói)

01

02

04

8

Bông hút nước (gói)

05

07

10

9

Garo cao su cỡ 6 x 100 cm (cái)

02

02

04

10

Garo cao su cỡ 4 x 100 cm (cái)

02

02

04

11

Kéo cắt băng

01

01

01

12

Panh không mấu thẳng kích thước 16 - 18 cm

02

02

02

13

Panh không mấu cong kích thước 16- 18 cm

02

02

02

14

Găng tay khám bệnh (đôi)

05

10

20

15

Mặt nạ phòng độc thích hợp

01

01

02

16

Nước muối sinh lý NaCl 9 ‰ (lọ 500ml)

01

03

06

17

Dung dịch sát trùng (lọ):

- Cồn 70°

01

01

02

- Dung dịch Betadine

01

01

02

18

Kim băng an toàn (các cỡ)

10

20

30

19

Tấm lót nilon không thấm nước

02

04

06

20

Phác đồ sơ cứu

01

01

01

21

Kính bảo vệ mắt

02

04

06

22

Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có trong túi

01

01

01

23

Nẹp cổ (cái)

01

01

02

24

Nẹp cánh tay (bộ)

01

01

01

25

Nẹp cẳng tay (bộ)

01

01

01

26

Nẹp đùi (bộ)

01

01

02

27

Nẹp cẳng chân (bộ)

01

01

02

4.5 LỰC LƯỢNG SƠ CỨU, CẤP CỨU

NSDLĐ bố trí lực lượng NLĐ làm công tác Sơ cứu, cấp cứu như sau:

Số Công nhân

Yêu cầu

Dưới 200

Có ít nhất 01 người làm công tác sơ cứu, cấp cứu

Thêm 150 người nữa

Thêm ít nhất 01 người làm công tác sơ cứu, cấp cứu

• NLĐ (trừ những người đã có Giấy chứng nhận huấn luyện AT-VSLĐ) và những người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu phải được huấn luyện sơ cấp cứu lần đầu và tái huấn luyện hàng năm.

THÔNG TƯ 19/2016/TT-BYT, ĐIỀU 7 KHOẢN 3

5 TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

• Tai nạn xảy ra với NLĐ được xem là TNLĐ:

- Tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ ngơi tại nơi làm việc;

- Tai nạn xảy ra tại thời điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

• Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 142

NGHỊ ĐỊNH 45/2013/NĐ-CP ĐIỀU 12

5.1 HỢP ĐỒNG LAO ĐỒNG

• NSDLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ vụ TNLĐ, gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau:

- Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có)

- Sơ đồ hiện trường

- Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân

- Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án

- Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có)

- Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ TNLĐ

- Biên bản điều tra TNLĐ

- Biên bản cuộc họp công bố kết quả điều tra TNLĐ

- Giấy chứng thương của cơ sở y tế được điều trị (nếu có)

- Giấy ra viện của cơ sở y tế được điều trị (nếu có)

• Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì lập một bộ hồ sơ riêng cho mỗi người bị tai nạn lao động.

NGHỊ ĐỊNH 39/2016/NĐ-CP ĐIỀU 16

5.2 TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

• Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

• Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, bao gồm phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với NLĐ tham gia bảo hiểm y tế; phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% và toàn bộ chi phí y tế đối với NLĐ không tham gia bảo hiểm y tế.

• Trả đủ tiền lương cho NLĐ bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng;

• Bồi thường cho người lao động bị TNLĐ mà không do lỗi của NLĐ gây ra và trả trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ do chính lỗi của NLĐ

• Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động

• Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người theo mức sau:

• Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

• Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

• Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo HĐLĐ.

LUẬT AT-VSLĐ ĐIỀU 38

Ví dụ: Ông Hà làm việc cho nhà máy Golden với mức lương 5.000.000 đồng/ tháng từ tháng 01/2017. Tháng 06/2017, ông bị TNLĐ trong quá trình vận hành máy móc. Sau khi điều trị vết thương, kết quả giám định xác định H bị suy giảm 21% khả năng lao động. Nhà máy đã lập hồ sơ TNLĐ của ông với kết luận lỗi thuộc về nhà máy đã không đào tạo và hướng dẫn để cho ông sử dụng và vận hành máy. Nhà máy có trách nhiệm chi trả trợ cấp và bồi thường TNLĐ cho ông Hà. Căn cứ vào thông tư số 04/2015/TTBLĐTBXH quy định về công thức tính và mức bồi thường, trợ cấp tương ứng cho ông Hà khi bị suy giảm 21% khả năng lao động như sau:

Bồi thường:

Căn cứ vào bảng đối chiếu mức bồi thường tương ứng với mức suy giảm khả năng lao động thì NLĐ sẽ được trả 5,9 tháng lương. Do đó, ông Hà được nhận = 5,9 x 5.000.000 đồng = 29.500.000 đồng

5.3 CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM ĐỐI VỚI TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Loại trợ cấp

Mức chi trả (lương tối thiểu chung)

Điều kiện

Một lần

• 5 tháng nếu mức suy giảm khả năng lao động là 5%

• Thêm 0,5 tháng cho mỗi 1% suy giảm tiếp theo

• Trợ cấp thâm niên đóng BHXH

Suy giảm từ 5% - 30 %

• 36 tháng

NLĐ chết

Hàng tháng

• 30% tiền lương

• Thêm 2% cho mỗi 1% suy giảm tiếp theo

• Trợ cấp thâm niên đóng BHXH

Suy giảm từ 31% trở lên

Phục vụ hàng tháng

• 1 tháng

Suy giảm từ 81% trở lên

Dưỡng sức, phục hồi

• 25% - 40% mức lương cơ sở

Khi có yêu cầu nghỉ dưỡng sau điều trị

6. HỆ THỐNG QUẢN LÝ VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

6.1 BỘ PHẬN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

• NSDLĐ phải bố trí người làm công tác AT-VSLĐ hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác AT-VSLĐ tại cơ sở căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và điều kiện lao động.

01 người công tác AT-VSLĐ kiêm nhiệm

Dưới 300 công nhân

- Đại học khối kỹ thuật; hoặc - Cao đẳng khối kỹ thuật và ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của cơ sở hoặc - Trung cấp khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm công việc và ít nhật 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh

01 người làm công việc AT- VSLĐ chuyên trách

300 – dưới 1000 công nhân

- Đại học khối kỹ thuật và ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của cơ sở; hoặc - Cao đẳng khối kỹ thuật và ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của cơ sở; hoặc - Trung cấp khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật và ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của cơ sở

Ít nhất 02 người làm công việc AT- VSLĐ chuyên trách hoặc thành lập phòng AT-VSLĐ

Trên 1000 công nhân

- Đại học khối kỹ thuật và ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của cơ sở; hoặc - Cao đẳng khối kỹ thuật và ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của cơ sở; hoặc - Trung cấp khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật và ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của cơ sở

• Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không bố trí được người hoặc không thành lập được bộ phận AT-VSLĐ thì phải thuê các tổ chức có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện các nhiệm vụ AT-VSLĐ theo quy định.

LUẬT AT-VSLĐ ĐIỀU 72

NGHỊ ĐỊNH 39/2016/NĐ-CP ĐIỀU 36 KHOẢN 2

6.2 BỘ PHẬN Y TẾ

• NSDLĐ phải bố trí người làm công tác y tế hoặc thành lập bộ phận y tế căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và điều kiện lao động.

Yêu cầu

Quy mô doanh nghiệp

01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp

Dưới 300 công nhân

Ít nhất 01 bác sỹ/ y sỹ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp

300 – dưới 500 công nhân

Ít nhất 01 bác sỹ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp

500 – dưới 1000 công nhân

Thành lập cơ sở y tế

Trên 1000 công nhân

• Trường hợp không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây:

- Cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế tương đương với quy mô của nhà máy. Trong đó, doanh nghiệp trên 1.000 công nhân phải có ít nhất 01 bác sỹ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp (*).

- Có mặt kịp thời tại doanh nghiệp trong vòng 30 phút đối với vùng đồng bằng và 60 phút đối với vùng sâu, vùng xa khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp.

Ghi chú: (*) Đây là nội dung được Better Work Vietnam hiểu và diễn giải theo hướng dẫn của Ban Tư vấn Chương trình.

LUẬT AT-VSLĐ ĐIỀU 73

NGHỊ ĐỊNH 39/2016/NĐ-CP ĐIỀU 37

6.3 AN TOÀN VỆ SINH VIÊN (AT-VSV)

• NSDLĐ thống nhất ý kiến với BCH Công đoàn cơ sở để ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới AT-VSV

• Mỗi tổ sản xuất phải có ít nhật một AT-VSV là người lao động trực tiếp

• AT-VSV hoạt động dưới sự quản lý và hướng dȁn của BCH Công đoàn

• AT-VSV có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở, hướng dȁn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng, bao gồm cả tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành nghiêm chỉnh quy định về AT-VSLĐ, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân

• AT-VSV được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm do NSDLĐ và BCH Công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới AT-VSV

LUẬT AT-VSLĐ ĐIỀU 74

6.4 HỘI ĐỒNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CƠ SỞ

• Các doanh nghiệp may mặc có sử dụng từ 1000 lao động trở lên phải thành lập Hội đồng AT-VSLĐ cơ sở

• Chịu trách nhiệm tư vấn, phối hợp với người sử dụng lao động trong việc xây dựng nội quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh

• Thành phần của Hội đồng bao gồm:

- Đại diện NSDLĐ làm chủ tịch Hội đồng

- Đại diện BCH Công đoàn cơ sở làm phó Chủ tịch Hội đồng

- Người làm công tác AT-VSLĐ là ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng

- Người làm công tác y tế

- Các thành viên khác có liên quan

ĐIỀU 75 LUẬT AT-VSLĐ, ĐIỀU 38

7 KẾ HOẠCH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

• Hằng năm, NSDLĐ phải xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạc AT-VSLĐ, bao gồm các nội dung:

i. Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ;

ii. Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động;

iii. Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

iv. Chăm sóc sức khỏe người lao động;

v. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

• Việc lập kế hoạch AT-VSLĐ phải được lấy ý kiến BCH Công đoàn cơ sở, dựa trên các căn cứ sau đây:

₋ Đánh giá rủi ro về AT-VSLĐ tại nơi làm việc; việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

₋ Kết quả thực hiện công tác AT-VSLĐ năm trước;

₋ Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;

₋ Kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của đoàn thanh tra, kiểm tra.

• Doanh nghiệp phải bổ sung nội dung phù hợp vào kế hoạch AT-VSLĐ khi có các công việc phát sinh trong năm.

LUẬT AT-VSLĐ ĐIỀU 76

8. ĐÁNH GIÁ RỦI RO

NSDLĐ phải tổ chức đánh giá và hướng dȁn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.

• Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ thực hiện vào các thời điểm sau đây:

₋ Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh

₋ Đánh giá định kỳ 1 năm/ lần

₋ Đánh giá bổ sung khi có thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

• Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ:

₋ Xác định mục đích, đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện cho việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

₋ Lựa chọn phương pháp nhận diện, phân tích nguy cơ và tác hại các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

₋ Phân công trách nhiệm cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất (nếu có) và cá nhân trong cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

₋ Dự kiến kinh phí thực hiện.

• Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ:

₋ Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại thông qua việc:

» Phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan;

» Kiểm tra thực tế nơi làm việc;

» Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc;

» Xem xét hồ sơ, tài liệu về AT-VSLĐ: biên bản điều tra TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ; số liệu quan trắc môi trường lao động; kết quả khám sức khỏe định kỳ; các biên bản tự kiểm tra của doanh nghiệp, biên bản thanh tra, kiểm tra về AT-VSLĐ.

₋ Phân tích khả năng xuất hiện và hậu quả của việc mất AT-VSLĐ phát sinh từ yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.

• Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ:

₋ Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ tương ứng với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.

₋ Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến mức hợp lý.

₋ Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ; đề xuất các biện pháp nhằm chủ động phòng, ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

• Hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ: Căn cứ vào kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về AT-VSLĐ, NSDLĐ xác định nội dung, quyết định hình thức, tổ chức hướng dẫn cho NLĐ thực hiện các nội dung sau đây:

₋ Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;

₋ Áp dụng các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;

₋ Phát hiện và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp

LUẬT AT-VSLĐ ĐIỀU 77

THÔNG TƯ 07/2016/TT- BLĐTBXH

9. KẾ HOẠCH ỨNG CỨU KHẨN CẤP

Căn cứ vào nguy cơ xảy ra TNLĐ, bệnh tật tại nơi làm việc và quy định pháp luật, NSDLĐ phải xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc, gồm các nội dung sau đây:

₋ Phương án sơ tán người lao động ra khỏi khu vực nguy hiểm;

₋ Biện pháp sơ cứu, cấp cứu người bị nạn;

₋ Biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả do sự cố gây ra;

₋ Trang thiết bị phục vụ ứng cứu;

₋ Lực lượng ứng cứu tại chỗ; phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài cơ sở; phương án diễn tập.

LUẬT AT-VSLĐ ĐIỀU 78

10. NHÀ VỆ SINH

Số lượng nhà vệ sinh:

Cơ sở vệ sinh

Tiêu chuẩn

(Theo ca sản xuất)

Phạm vi áp dụng

(Cơ sở có sử dụng lao động từ)

Hố tiêu, Hố tiểu

11 - 20 người/hố

21 - 35 người/hố

Dưới 300 người

Trên 300 người

Buồng vệ sinh kinh nguyệt

1 - 30 nữ/buồng

30 nữ/buồng

1 - 300 người

Trên 300 người

Vòi nước rửa tay

15 - 20 người/vòi

35 người/vòi

Dưới 300 người

Trên 300 người

THÔNG TƯ 19/2016/TT-BYT

11. AN TOÀN CHÁY NỔ

Trách nhiệm của NSDLĐ:

1. Xây dựng Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dȁn, biển báo, biển cấm, biển chỉ dȁn về PCCC

2. Thiết kế, thẩm duyệt thiết kế về PCCC khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình

3. Xây dựng Phương án chữa cháy của cơ sở và được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền

4. Thành lập và tổ chức huấn luyện cho Đội PCCC cơ sở

Lưu trữ biên bản kiểm tra về PCCC, thông kê, báo cáo về PCCC

THÔNG TƯ 66/2014/TT-BCA, ĐIỀU 12

11. 1 HUẤN LUYỆN VÀ THỰC TẬP CHỮA CHÁY - THOÁT HIỂM

Doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan chức năng để tổ chức huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và cấp giấy chứng nhận huấn luyện PCCC cho đội PCCC cơ sở. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC có giá trị sử dụng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải tổ chức huấn luyện lại để cấp giấy chứng nhận mới.

Phương án chữa cháy của cơ sở phải được tổ chức thực tập định kỳ ít nhất mỗi năm một lần với sự tham gia của cơ quan chức năng; mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể xử lý theo một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm cho tất cả các tình huống trong phương án đều lần lượt được thực tập.

LUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY SỐ 27/2001/QH10, ĐIỀU 46

THÔNG TƯ 66/2014/TT-BCA, ĐIỀU 12, 15 & 16

11.2 NỘI QUY AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Nội quy an toàn về PCCC gồm các nội dung cơ bản sau: quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy và thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định những hành vi bị cấm và những việc phải làm để ngăn chặn, phòng ngừa cháy, nổ; quy định việc bảo quản, sử dụng hệ thống, thiết bị, phương tiện PCCC; quy định cụ thể những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.

THÔNG TƯ 66/2014/TT-BCA, ĐIỀU 5

11.3 SƠ ĐỒ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Sơ đồ chỉ dȁn về thoát nạn chữa cháy phải thể hiện được các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy; tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể, sơ đồ chỉ dȁn về PCCC, có thể tách thành những sơ đồ chỉ dȁn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung trên.

THÔNG TƯ 66/2014/TT-BCA, ĐIỀU 5

11.4 CÁC LOẠI BIỂN BÁO VÀ BIỂN CHỈ DẪN

• Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy

• Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiểm cháy, nổ

• Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn và chỉ vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước, bến lấy nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác

THÔNG TƯ 66/2014/TT-BCA, ĐIỀU 5

11.5 YÊU CẦU LỐI THOÁT HIỂM

11.5.1 LỐI RA THOÁT NẠN

• Các lối ra phải dễ nhận thấy và đường dȁn tới cửa phải được đánh dấu rõ ràng bằng các ký hiệu hướng dȁn.

• Phải có ít nhất 2 lối ra thoát nạn, bố trí phân tán đối với:

- Các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người hoặc diện tích trên 300 m2

- Các nhà, công trình, gian phòng dùng để sản xuất hay làm kho có số người làm việc trong ca lớn hơn 25 người hoặc có diện tích lớn hơn 1.000 m2.

- Các gian phòng khác có mặt đồng thời hơn 50 người.

• Cửa thoát hiểm phải là cửa đi có cánh mở ra (cửa bản lề), không phải cửa mở kiểu trượt hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay.

• Lối ra thoát nạn trong các nhà máy may mặc, giày da phải đảm bảo:

- Chiều cao thông thủy thấp nhất là 1,9 m

- Chiều rộng nhỏ nhất là 1,2 m đối với các gian phòng và nhà có số người thoát nạn lớn hơn 50 người; 0,8 m đối với các trường hợp còn lại.

THÔNG TƯ 07/2010/TT-BXD TCVN: 2622 – 1995

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM, TCVN: 439/BXD-CSXD

QCVN 06:2010/BXD

11.5.2 ĐƯỜNG THOÁT NẠN

• Đường thoát nạn phải sử dụng an toàn và thuận tiện, không có vật cản quá trình thoát nạn.

• Đường thoát nạn phải dễ tìm thấy, được chỉ dȁn bằng các biển báo.

• Chiều cao thông thủy của đường thoát nạn không được nhỏ hơn 2m

• Chiều rộng thông thủy của đường thoát nạn không được nhỏ hơn:

- 1,4 m đối với hành lang chung dùng để thoát nạn cho trên 50 người

- 0,7 m đối với các lối đi đến những chỗ làm việc đơn lẻ

- 1,0 m đối với tất cả các trường hợp còn lại.

THÔNG TƯ 07/2010/TT-BXD TCVN: 2622 – 1995

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM, TCVN: 439/BXD-CSXD

QCVN 06:2010/BXD

11.6 YÊU CẦU ĐỐI VỚI BIỂN CHỈ DẪN LỐI THOÁT NẠN

• Dễ nhìn thấy, đặt ở trên tất cả cửa thoát hiểm và những nơi cần thiết

• Đọc dễ hiểu chỉ rõ lối thoát và hướng dȁn mọi người tới nơi an toàn

• Vȁn được nhìn thấy và đọc rõ ngay cả khi bị mất điện ở hệ thống chiếu sáng chính

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM, TCVN: 439/BXD-CSXD

11.7 CHIẾU SÁNG KHẨN CẤP

Phương tiện chiếu sáng sự cố khẩn cấp và chỉ dȁn thoát nạn được trang bị trên lối thoát nạn của nhà và công trình trong các khu vực sau:

• Ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người.

• Ở các lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người.

• Theo các lối đi chính và cửa ra của các gian phòng sản xuất, trong đó số người làm việc lớn hơn 50 người.

• Trong các gian phòng công cộng và các nhà phụ trợ của các xí nghiệp công nghiệp có khả năng tụ tập đồng thời nhiều hơn 100 người.

• Ở các gian phòng sản xuất không có ánh sáng tự nhiên.

Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dȁn thoát nạn có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 2h.

Đèn chiếu sáng sự cố có cường độ chiếu sáng ban đầu trung bình là 10lux và trên suốt đường thoát nạn phải duy trì cường độ chiếu sáng ít nhất là 1lux.

Đèn chiếu sáng khẩn cấp phải gắn ở tất cả cửa thoát hiểm và đèn chỉ dȁn thoát nạn phải được nhìn thấy rõ ràng chữ “LỐI RA” từ khoảng cách tối thiểu 30m trong điều kiện chiếu sáng bình thường (300lux) hoặc khi có sự cố (10lux).

Vị trí lắp đặt giữa các đèn chiếu sáng sự cố, giữa các đèn chỉ dȁn thoát nạn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không lớn hơn 30m.

Phương tiện chiếu sáng sự cố khẩn cấp và chỉ dȁn thoát nạn được kiểm tra định kỳ 1 tháng 1 lần, được bảo dưỡng hàng năm và được thử nghiệm trong thời gian 2h, những phương tiện không đảm bảo thời gian làm việc phải được thay thế.

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM, TCVN: 439/BXD-CSXD

TCVN 3890:2009

11.8 HỆ THỐNG BÁO CHÁY

Hệ thống báo cháy tự động:

Hệ thống báo cháy tự động bao gồm trung tâm báo cháy, đầu báo cháy, nút ấn báo cháy, thiết bị báo bằng âm thanh và ánh sáng, các thiết bị liên kết và nguồn điện. Mỗi bộ phận của hệ thống phải đảm bảo có đủ chức năng cơ bản và phải tích hợp liên kết thành hệ thống báo cháy hoàn chỉnh.

• Lắp ở nhà xưởng có chất, hàng hoá dễ cháy với khối tích từ 5.000m3 trở lên

• Lắp ở kho hàng hoá, vật tư có nguy hiểm cháy với khối tích từ 1.000m3 trở lên

• Phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất 2 lần sau khi đưa vào hoạt động

• Phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống ít nhất 2 năm 1 lần

• Tín hiệu âm thanh khi báo cháy và báo sự cố phải khác nhau

• Trung tâm của hệ thống báo cháy phải có hai nguồn điện độc lập

- Nguồn 220V xoay chiều

- Nguồn ắc quy dự phòng có dung lượng phải đảm bảo ít nhất 12 giờ cho thiết bị hoạt động ở chế độ thường trực và 1 giờ khi có cháy

• Trung tâm báo cháy phải được lắp đặt ở những nơi luôn có người túc trực 24/24

Nút báo cháy:

• Lắp bên trong cũng như bên ngoài và lắp trên tường ở độ cao từ 0,8m đến 1,5m tính từ mặt sàn hay mặt đất

• Lắp trên các lối thoát nạn, chiếu nghỉ cầu thang ở vị trí dễ thấy

• Khoảng cách giữa các hộp nút ấn báo cháy:

- Ở bên trong: không quá 50m

- Ở bên ngoài tòa nhà là 150m và phải có kí hiệu rõ ràng

• Các hộp nút ấn báo cháy có thể được lắp theo kênh riêng của trung tâm báo cháy hoặc lắp chung trên một kênh với các đầu báo cháy

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, TCVN 5738:2000, TCVN 3890:2009

11.9 HỆ THỐNG CHỮA CHÁY

11.9.1 BÌNH CHỮA CHÁY

Bình chữa cháy phải được:

• Bảo quản trong điều kiện nạp đầy và sử dụng được

• Để liên tục ở đúng nơi quy định trong suốt thời gian chưa sử dụng

• Đặt ở nơi dễ thấy, dễ tiếp cận và dễ lấy ngay lập tức khi có cháy

• Đặt trên giá móc hoặc đặt trong hộp trừ xe đẩy chữa cháy

• Không được bị che khuất hoặc không nhìn rõ

• Phải có biển báo chỉ dȁn nơi đặt bình và hướng dȁn sử dụng rõ ràng bằng tiếng Việt

• Phải được kiểm tra định kỳ khoảng 30 ngày

Yêu cầu trang bị, bố trí bình chữa cháy:

• Tất cả các khu vực, hạng mục trong nhà và công trình có nguy hiểm về cháy, kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe

• Quy định về việc trang bị, bố trí bình chữa cháy cần đảm bảo yêu cầu như sau:

Mức nguy hiểm cháy

Định mức trang bị

Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe

Đối với đám cháy chất rắn

Đối với đám cháy chất lỏng

Thấp

1 bình/ 150m2

20 m

15 m

Trung bình

1 bình/ 75m2

20 m

15 m

Cao

1 bình/ 50m2

15 m

15 m

Trong đó, mức nguy hiểm cháy được phân loại theo bảng sau:

Thông số

Loại mức nguy hiểm

Thấp

Trung bình

Cao

Chiều cao công trình (m)

Đến 25

Không quy định

Trên 25

Số lượng người

Dưới 15

Từ 15 - 250

Trên 250

Diện tích bề mặt công trình (m2)

Dưới 300

Từ 300 - 3000

Trên 3000

Khí dễ cháy (lít)

Dưới 500

Từ 500 - 3000

Trên 3000

Chất lỏng dễ cháy (lít)

Dưới 250

Từ 250 - 1000

Trên 1000

Chất lỏng cháy được (lít)

Dưới 500

Từ 1000 - 2000

Trên 2000

• Trên cùng một sàn hoặc tầng nhà, nếu mặt bằng được ngăn thành các khu vực khác nhau bởi tường, vách, rào hoặc các vật cản khác không có lối đi qua lại thì việc trang bị BCC phải riêng biệt và đảm bảo theo quy định trong bảng trên đây

• Phải có số lượng BCC dự trữ không ít hơn 10% tổng số bình để trang bị, thay thế khi cần thiết

Phân loại đám cháy:

• Đám cháy loại A: là đám cháy của vật liệu rắn, thường là chất hữu cơ, trong đó, sự cháy thường diễn ra cùng với sự tạo than hồng

• Đám cháy loại B: là đám cháy của các chất lỏng hoặc chất rắn hóa lỏng được

• Đám cháy loại C: là đám cháy của các chất khí

• Đám cháy loại D: là đám cháy của kim loại

Nhà máy cần trang bị chất chữa cháy phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cháy.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, TCVN 7435-1 & 2:2004 PCCC

TCVN 7890:2009

11.9.2 HỌNG CỨU HỎA (HỆ THỐNG CHỮA CHÁY VÁCH TƯỜNG)

• Hệ thống họng nước chữa cháy phải được trang bị cho các khu vực sau:

₋ Bên ngoài tất cả các nhà sản xuất và kho tàng có diện tích từ 50 m2 trở lên

₋ Bên trong nhà sản xuất và kho tàng có diện tích từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 2500 m3 trở lên.

• Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy:

₋ Hàng tuần kiểm tra lượng nước dự trữ chữa cháy trong bể, vận hành máy bơm chữa cháy chính và dự phòng

₋ 6 tháng/ lần kiểm tra các họng nước chữa cháy, bao gồm độ kín các đầu nối khi lắp với nhau, khả năng đóng mở các van và phun thử 1/3 tổng số họng nước chữa cháy

₋ Hàng năm tiến hành phun thử kiểm tra chất lượng toàn bộ vòi phun, đầu nối, lăng phun, vệ sinh toàn bộ các van đóng mở nước và lăng phun nước, thay những thiết bị không đảm bảo chất lượng.

₋ Định kỳ bảo dưỡng kỹ thuật theo hướng dȁn của nhà sản xuất nhưng không quá 1 năm/ lần.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, TCVN 2622:1995

11.9.3 HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG

Các khu vực phải được trang bị hệ thống chữa cháy tự động được liệt kê trong Phụ lục C, TCVN 3890:2009

Hệ thống chữa cháy tự động phải có bộ điều khiển tự động và bằng tay. Hệ thống chữa cháy bằng nước kiểu vòi phun xối (Drencher) , hệ thống chữa cháy bằng hơi nước hoặc bằng khí cho phép thiết kế điều khiển từ xa và bằng tay. Hệ thống chữa cháy bằng nước phải có họng chờ lắp đặt ở ngoài nhà để tiếp nước từ xe bơm hoặc máy bơm chữa cháy di động.

Sau khi lắp đặt, hệ thống chữa cháy tự động phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống

Hệ thống chữa cháy tự động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ ít nhất 1 lần trong năm. Mỗi lần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, ngoại trừ các thiết bị chỉ hoạt động một lần như đầu phun Spinkler, đầu báo nhiệt dùng 1 lần..., tất cả các thiết bị và chức năng của hệ thống phải được kiểm tra và thử hoạt động, trong đó bao gồm cả kiểm tra số lượng, chất lượng chất chữa cháy.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, TCVN 3890:2009

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, TCVN 2622:1995

12. AN TOÀN ĐIỆN

₋ Tất cả các thiết bị điện phải được nối đất.

₋ Các thiết bị, hệ thống thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện. Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng với các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.

₋ Các đường dȁn điện, dây điện phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm mặt bằng sản xuất thông thoáng, tránh được các tác động cơ học, hóa học có thể gây hư hỏng (ví dụ như đi ngầm trong tường, sàn nhà, trong ống thép hoặc các loại ống khác cách điện và có độ bền cơ học).

₋ Tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ, hệ thống điện phải được thiết kế. lắp đặt theo quy định về an toàn phòng, chống cháy nổ.

₋ Mỗi năm doanh nghiệp phải tổ chức kiểm tra hệ thống điện ít nhất 1 lần.

₋ Các thiết bị điện đã bị hư hỏng không sử dụng nữa thì phải tháo ra khỏi hệ thống điện.

₋ Cấm đặt bảng (hộp, tủ) điện ở trong phòng có hóa chất hoặc trên những mặt phẳng làm bằng những vật liệu dȁn điện hay những nơi thường xuyên ẩm ướt như dưới hoặc trong phòng xí tắm, nhà bếp, chồ rửa tay chân, phòng giặt.

₋ Tủ điện phải luôn đóng, phía dưới tủ phải có tấm thảm chống sốc, phía trước tủ phải thông thoáng.

₋ Các công tắc điện phải được đặt trong tủ/ hộp có cửa đóng lại, dán tên để chỉ mục đích sử dụng, các mối nối điện không bị hở.

LUẬT ĐIỆN LỰC SỐ 28/2001/ QH11, ĐIỀU 54 & 57

TCVN 439/BXD-CSCD, ĐIỀU 14.5, 14.7, 14.14

TCXD 349:2007, ĐIỀU 3.2

KHOẢN 3.2.2, ĐIỀU 4.1

KHOẢN 4.1.5 MỤC 4.1.5.1

11 TCN 19-2006

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, TCVN 9208:2012 KHOẢN 4.2 ĐIỀU 4

13 AN TOÀN HÓA CHẤT, HÓA CHẤT NGUY HẠI

13.1 ĐỊNH NGHĨA

Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

LUẬT HÓA CHẤT, ĐIỀU 30

13.2 NGHĨA VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG HÓA CHẤT ĐỂ SẢN XUẤT SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

• Tuân thủ các quy định về quản lý an toàn hóa chất

• Có người chuyên trách về an toàn hóa chất; đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật, năng lực chuyên môn về an toàn hóa chất, phù hợp với khối lượng, đặc tính của hóa chất

• Định kỳ đào tạo, huấn luyện an toàn hóa chất cho người lao động

• Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hướng dȁn thực hiện an toàn hóa chất cho người lao động, người quản lý

• Xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

• Cập nhập, lưu trữ thông tin về các hóa chất.

LUẬT HÓA CHẤT, ĐIỀU 30

13.3 TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG HÓA CHẤT CỦA DOANH NGHIỆP

NLĐ trong các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động hóa chất cần được huấn luyện về các nội dung về an toàn trong sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất. Ngoài ra, lãnh đạo và người quản lý hoạt động hóa chất phải được huấn luyện về:

• Kiến thức pháp luật về quản lý hoạt động hóa chất và phòng cháy, chữa cháy

• Thực hiện biện pháp, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Sau khi được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất, người đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận

LUẬT HÓA CHẤT, ĐIỀU 30

NGHỊ ĐỊNH 44/2016/NĐ-CP, ĐIỀU 18, 21 & 25

NGHỊ ĐỊNH 113/2017/NĐ-CP, PHẦN VI

THÔNG TƯ 13/2016/TT- BLĐTBXH

14 HÓA CHẤT NGUY HIỂM

Hóa chất nguy hiểm là hóa chất độc và hóa chất có thể gây nổ, gây cháy, gây ăn mòn mạnh; ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người và môi trường.

14.1 PHÂN LOẠI HÓA CHẤT NGUY HẠI

Căn cứ vào đặc tính nguy hiểm hóa chất nguy hiểm được phân loại thành các dạng sau:

• Dễ nổ

• Ôxi hóa mạnh

• Ăn mòn mạnh

• Dễ cháy

• Độc cấp tính

• Độc mãn tính

• Gây kích ứng với con người

• Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư

• Gây biến đổi gen

• Độc đối với sinh sản

• Tích lũy sinh học

• Ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy

• Độc hại đến môi trường

LUẬT HÓA CHẤT, ĐIỀU 4

NGHỊ ĐỊNH 113/2017/NĐ-CP, ĐIỀU 23

14.2 PHIẾU THÔNG TIN AN TOÀN HÓA CHẤT NGUY HẠI

Doanh nghiệp phải lưu giữ phiếu an toàn hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm trong nhà máy và cung cấp cho tất cả những người có liên quan đến hóa chất nguy hiểm. Phiếu an toàn hóa chất phải được xây dựng bằng tiếng Việt.

Phiếu an toàn hóa chất phải bao gồm những thông tin sau:

• Nhận dạng hóa chất và thông tin nhà cung cấp;

• Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;

• Thông tin về thành phần các chất;

• Đặc tính lý, hóa của hóa chất;

• Mức độ ổn định và phản ứng của hóa chất;

• Thông tin về độc tính;

• Thông tin về sinh thái;

• Biện pháp sơ cứu về y tế;

• Biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn;

• Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;

• Yêu cầu về sử dụng, bảo quản;

• Kiểm soát phơi nhiễm và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;

• Yêu cầu trong việc thải bỏ;

• Yêu cầu trong vận chuyển;

• Thông tin về pháp luật;

• Các thông tin cần thiết khác.

LUẬT HÓA CHẤT, ĐIỀU 29 KHOẢN 3

NGHỊ ĐỊNH 113/2017/NĐ-CP, ĐIỀU 24

THÔNG TƯ 32/2017/TT-BCT, ĐIỀU 7 VÀ PHỤ LỤC 9

14.3 GHI NHÃN HÓA CHẤT NGUY HIỂM

Hóa chất nguy hiểm phải được ghi nhãn theo hướng dȁn của Hệ thống hài hòa toàn cầu (GHS) về phân loại và dán nhãn hóa chất nguy hiểm. Đối với các loại hóa chất khác thì ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

THÔNG TƯ 32/2017/TT-BCT, ĐIỀU 6 VÀ PHỤ LỤC 8

LUẬT HÓA CHẤT, ĐIỀU 35 KHOẢN 3, 4&5

14.4 BAO BÌ, THÙNG, BỒN CHỨA HÓA CHẤT NGUY HIỂM

Bao bì, thùng, bồn chứa hoá chất nguy hiểm phải kín, lành lặn, có ghi đầy đủ tên và biển cảnh báo nguy hiểm của hóa chất chứa trong đó.

NGHỊ ĐỊNH 113/2017/NĐ-CP, ĐIỀU 5 KHOẢN 3

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5507:2002, MỤC 4.4

14.5 CẤT GIỮ HÓA CHẤT NGUY HIỂM

Phải được bảo quản trong kho, thiết bị chứa chuyên dụng, do nhân viên có đủ trình độ được chỉ định quản lý

• Kho bảo quản, thiết bị chứa hóa chất nguy hiểm phải đáp ứng các quy định của vi phạm pháp luật về an toàn, phòng chống cháy, nổ

• Phải có bảng ghi những quy định và hướng dȁn biện pháp an toàn cho người làm việc trong kho

• Trang thiết bị chữa cháy và khắc phục các sự cố khác phải phù hợp với quy mô kho và tính chất của hóa chất, được để nơi thuận tiện và cố định, các trang thiết bị của kho phải được định kỳ kiểm tra đảm bảo an toàn

• Người ra vào kho chứa hóa chất nguy hiểm phải được kiểm tra, đăng ký vào sổ

• Nhà xưởng, kho hàng của các cơ sở có hóa chất nguy hiểm, khi thiết kế xây dựng hoặc cải tạo phải đảm bảo khoảng cách an toàn với khu dân cư và cuối nguồn nước

• Hệ thống thông gió phải được lắp đặt trong kho

• Phải khô ráo, không thấm dột, phải có hệ thống thu lôi chống sét, phải định kỳ kiểm tra hệ thống này theo các quy định hiện hành

• Hóa chất nguy hiểm nhất thiết phải để trong kho. Kho chứa hóa chất nguy hiểm phải qui hoạch khu vực sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được xếp trong cùng một kho các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có phương pháp chữa cháy khác nhau

• Bên ngoài kho, xưởng phải có biển “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, chữ to, màu đỏ; biển ghi ký hiệu chất chữa cháy, biển báo nguy hiểm. Các biển này phải rõ ràng và để ở chỗ dễ thấy nhất

• Khi xếp hóa chất trong kho phải đảm bảo lối đi chính rộng tối thiểu 1,5m và các lô hàng không được xếp cao quá 2m

• Tại mỗi phân xưởng hoạt động liên quan đến hóa chất nguy hiểm phải có bảng hướng dȁn cụ thể về qui trình thao tác an toàn và đặt ở vị trí dễ thấy.

LUẬT HÓA CHẤT, ĐIỀU 21 & 34

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, TCVN 5507:2002, MỤC 6

14.6 TIÊU HỦY VÀ THẢI BỎ HÓA CHẤT NGUY HIỂM

• Việc tiêu huỷ, thải bỏ, xử lý hoá chất nguy hiểm, bao bì chứa hoá chất nguy hiểm, hoá chất tồn đọng quá hạn sử dụng, chất độc hoá học do chiến tranh để lại phải thực hiện theo đúng các quy định về quản lý chất thải nguy hại

• Những chất thải như: hóa chất hết thời hạn sử dụng, hóa chất mất phẩm chất, hóa chất rơi vãi, bao bì phế thải… phải được tập trung vào nơi quy định để xử lý kịp thời bằng phương pháp phù hợp theo quy định pháp lý hiện hành, tránh gây ô nhiễm và sự cố môi trường

• Kho chứa chất thải thừa quá trình sản xuất phải đặt ở ngoài khu vực sản xuất, xa khu nhà ở, khu dân cư, xa nguồn cung cấp nước

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, TCVN 5507:2002, MỤC 8

14.7 HUẤN LUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC TIẾP XÚC VỚI HÓA CHẤT NGUY HIỂM

Những người làm việc tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm phải được đào tạo và được cấp thẻ an toàn lao động theo qui định hiện hành của pháp luật. Định kỳ cơ sở có hóa chất nguy hiểm phải mở lớp bổ túc kiến thức, nghiệp vụ về an toàn lao động, vệ sinh lao động và xử lý sự cố hóa chất cho CBNV của mình.

LUẬT HÓA CHẤT, ĐIỀU 30

NGHỊ ĐỊNH 44/2016/NĐ-CP, ĐIỀU 17, 18, 21 & 25

NGHỊ ĐỊNH 113/2017/NĐ-CP, CHƯƠNG VI

THÔNG TƯ 13/2016/TT- BLĐTBXH

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5507:2002, MỤC 4.14

14.8 NGHĨA VỤ CỦA CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG CÓ HÓA CHẤT NGUY HIỂM

• Cơ sở sản xuất, cất giữ, sử dụng hoá chất nguy hiểm căn cứ vào nhóm và đặc tính của hoá chất, phải lắp đặt các trang thiết bị giám sát an toàn, các trang thiết bị cần thiết làm giảm đặc tính nguy hiểm của hoá chất như thông gió, điều chỉnh nhiệt độ, chống nắng, chống cháy, chống lửa, xả áp, phòng độc, tẩy uế, trung hoà, chống ẩm, chống sét, chống tĩnh điện, khử trùng, chống rò rỉ và phải thường xuyên bảo trì trang thiết bị đó, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn vận hành

• Cơ sở có hóa chất nguy hiểm phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải hướng dȁn cho công nhân cách sử dụng và bảo quản các phương tiện này. Cấm sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân bị hư hỏng

• Cơ sở có hoá chất nguy hiểm phải định kỳ khám sức khỏe cho NLĐ, theo dõi độ nhiễm độc hoá chất, kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổ chức tốt việc điều trị

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, TCVN 5507:2002, MỤC 4.16 & 8.3

15 KÝ TÚC XÁ CÔNG NHÂN

Điều kiện tối thiểu đối với một phòng ở và nhà ở:

• Diện tích sử dụng phòng ở không được nhỏ hơn 10m2

• Chiều rộng của phòng tối thiểu không dưới 2,40m; chiều cao của phòng ở chỗ thấp nhất không dưới 2,70m

• Diện tích sử dụng bình quân cho mỗi người thuê để ở không nhỏ hơn 5m2

• Phòng ở phải có cửa đi, cửa sổ đảm bảo yêu cầu thông gió và chiếu sáng tự nhiên.

• Tường bao che, tường ngăn giữa các phòng phải được làm bằng vật liệu đáp ứng yêu cầu phòng cháy và chống thấm

• Mái nhà không được lợp bằng vật liệu dễ cháy và phải đảm bảo không bị thấm dột.

• Nền nhà phải được lát gạch hoặc láng vữa xi măng và phải cao hơn mặt đường vào nhà, mặt sân, hè.

• Có đèn đủ ánh sáng (tối thiểu có 1 bóng đèn điện công suất 40W cho diện tích 10m2), nếu ở tập thể thì mỗi người phải có tối thiểu 1 ổ cắm điện.

• Có các thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định.

• Phải đảm bảo cho mỗi người thuê có giường để ngủ

THÔNG TƯ 20/2016/TT-BXD

16 NƯỚC UỐNG

• Nếu phòng ở được xây dựng khép kín thì khu vệ sinh phải có tường ngăn cách với chỗ ngủ.

• Đảm bảo cung cấp nước hợp vệ sinh theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của pháp luật chuyên ngành.

• Mức độ giám sát định kỳ từ 01 tháng/ lần đến 2 năm/ lần tùy theo từng chỉ tiêu và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện

• Cơ sở thuê lao động phải cung cấp đủ nước uống với lượng 1,5 lít/người/ca sản xuất.

QCVN 01/2009/BYT

17 AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

• Bếp ăn phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn An toàn thực phẩm (ATTP), trừ các bếp ăn tập thể không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

• Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức ATTP và được chủ cơ sở xác nhận;

• Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo không bị mắc các bênh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi làm việc;

• Nhân viên làm việc tại bếp ăn phải sử dụng bảo hộ lao động theo quy định gồm quần áo vải trắng, yếm hoặc tạp dề, găng tay chuyên dùng, ủng hoặc giày chống trơn trượt, khẩu trang lọc bụi khi làm việc;

• Bếp ăn phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ khu vực sơ chế nguyên liệu thực phẩm sống, nấu nướng và bảo quản thức ăn để tránh nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến;

• Nhà ăn phải thoáng mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại, có khu vực rửa tay, nhà vệ sinh;

• Cống rãnh ở khu vực nhà bếp phải thông thoáng, không ứ đọng;

• Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh; chất thải, rác thải phải được thu dọn hàng ngày, sạch sẽ.

• Thực hiện kiểm thực phẩm 3 bước và lưu mȁu thức ăn theo quy định của Bộ Y tế.

LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM SỐ 55/2010/QH12, ĐIỀU 28, 29, 30

NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP, ĐIỀU 11 & 12

NGHỊ ĐỊNH 155/2018/NĐ-CP, ĐIỀU 5

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT- BCT, ĐIỀU 12

THÔNG TƯ 04/2014/TT- BLĐTBXH, MỤC XXIX

Last updated

CÔNG TY CỔ PHẦN EHS

Giới thiệuTong-len

EHS