Hợp đồng lao động và quản trị nhân sự

1. TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG

• Phải thông báo công khai về nhu cầu tuyển dụng lao động trên phương tiện truyền thông đại chúng hoặc niêm yết tại trụ sở doanh nghiệp ít nhất 5 ngày trước khi nhận hồ sơ dự tuyển

• Nội dung thông báo tuyển dụng phải có: nghề, công việc, trình độ chuyên môn, số lượng cần tuyển, thời hạn HĐLĐ, mức lương, điều kiện làm việc và các giấy tờ theo yêu cầu của doanh nghiệp

• Sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp phải cấp cho NLĐ biên nhận hồ sơ. Hồ sơ xin việc bao gồm các giấy tờ sau:

- Phiếu đăng ký dự tuyển lao động hoặc đơn xin việc

- Sơ yếu lý lịch hoặc bản sao sổ lao động

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ

- Giấy khám sức khỏe

- Các giấy tờ liên quan khác (nếu cần)

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 11

NGHỊ ĐỊNH 03/2014/NĐ-CP, CHƯƠNG II, ĐIỀU 6 & 7

THÔNG TƯ 23/2014/TT- BLĐTBXH, CHƯƠNG III, ĐIỀU 5

2. THỬ VIỆC

Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì hai bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc bao gồm: (i) tên, địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; (ii) họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

(iii) công việc và địa điểm làm việc; (iv) thời hạn của hợp đồng lao động; (v) mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; (vi) thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; (g) trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Trách nhiệm về tham gia BHXH bắt buộc hay trả số tiền tương đương khoản đóng góp BHXH vào lương tháng chưa phát sinh trong thời gian thử việc.

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

Công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên

Tối đa 60 ngày

Công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ

Tối đa 30 ngày

Công việc khác

Tối đa 6 ngày làm việc

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ

Không thử việc

Khi kết thúc thời gian thử việc đối với NLĐ có thời gian thử việc tối đa 6 ngày làm việc, NSDLĐ phải thông báo kết quả làm thử cho NLĐ. Nếu công việc làm thử đạt yêu cầu, NSDLĐ phải giao kết ngay HĐLĐ với NLĐ.

Tiền lương trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 3, 22, 23, 26, 27 & 28

LUẬT BHXH SỐ 58/2014/ QH13, ĐIỀU 2 KHOẢN 1 & 3

NGHỊ ĐỊNH 05/2015/NĐ-CP, ĐIỀU 7, KHOẢN 2

Ví dụ vi phạm pháp luật: Cô Huệ vào làm việc cho nhà máy Star với vị trí công nhân vận hành máy. Sau 1 tháng thử việc, nhà máy yêu cầu cô tiếp tục thử việc thêm 2 tháng nữa rồi mới ký hợp đồng lao động và đóng các chế độ bảo hiểm cho cô. Yêu cầu này vi phạm quy định của pháp luật lao động vì với chức năng công việc và chuyên môn của cô thì thời gian thử việc chỉ là 30 ngày

3. HỌC NGHỀ, TẬP NGHỀ

• Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Nội dung Hợp đồng học nghề có các nội dung sau:

- Nghề đào tạo

- Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo

- Chi phí đào tạo

- Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho NSDLĐ sau khi được đào tạo

- Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo

- Trách nhiệm của người sử dụng lao động

• Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được NSDLĐ trả lương theo mức do hai bên thoả thuận

• Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật lao động

• Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

• NSDLĐ phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hằng năm về lao động

LUẬT DẠY NGHỀ, ĐIỀU 35 KHOẢN 2

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 60, 61, 62

4. LAO ĐỘNG THUÊ LẠI

Lao động thuê lại là NLĐ đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, sau đó làm việc cho NSDLĐ khác, chịu sự điều hành của NSDLĐ sau và vȁn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

NSDLĐ trong ngành may được sử dụng lao động thuê lại để làm các công việc sau:

• Bảo vệ

• Dọn dẹp vệ sinh

• Lái xe

Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng. NSDLĐ không được cho thuê lại lao động thuê lại và thu phí từ họ.

Lao động thuê lại được trả lương không thấp hơn tiền lương của những NLĐ của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 53, 54, 57 & 58

NGHỊ ĐỊNH 29/2019/ND-CP, ĐIỀU 20, PHỤ LỤC I

5. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

• Có 3 loại HĐLĐ như sau:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

• HĐLĐ được ký kết bằng văn bản, làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Nội dung phải bao gồm:

- Tên và địa chỉ của doanh nghiệp sử dụng lao động

- Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ nơi cư trú, chức danh trong doanh nghiệp của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động.

- Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu của NLĐ, của đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi và văn bản của người dưới 15 tuổi đồng ý để người đại diện theo pháp luật của mình giao kết hợp đồng lao động (nếu có sử dụng lao động dưới 15 tuổi), văn bản đồng ý việc giao kết hợp đồng lao động của người đại diện theo pháp luật đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi (nếu có sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi)

- Công việc và địa điểm làm việc

- Thời hạn của hợp đồng lao động

- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

- Chế độ nâng bậc, nâng lương

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động

- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

- Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận, như các khoản hỗ trợ ngoài lương cho nhà ở, điện thoại, đi lại v.v.

• Một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng thì có thể giao kết bằng lời nói

• Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác

• Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vȁn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 16, 22 & 23

NGHỊ ĐỊNH 05/2015/NĐ-CP, ĐIỀU 4

NGHỊ ĐỊNH 148/2018/NĐ-CP, MỤC 2

5.1 ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG MÙA VỤ

• NLĐ được hưởng các quyền lợi như lao động khác

• Tùy theo thời hạn HĐLĐ, lao động mùa vụ được hưởng các chế độ sau đây ngoài tiền lương hàng tháng:

Thời hạn HĐLĐ

Bảo hiểm

Phép năm

Xã hội

Y tế

Thất nghiệp

Dưới 01 tháng

17,5%

3%

1%

- 4% đối với NLĐ làm công việc bình thường (*)

- 4,5% đối với NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại (*)

Trả vào lương hàng tháng

Từ 01 –

dưới 03 tháng

17,5%

3%

1%

- 4% đối với NLĐ làm công việc bình thường (*)

- 4,5% đối với NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại (*)

Tham gia BHXH bắt buộc

Trả vào lương hàng tháng

Trả vào lương hàng tháng

Từ 03

tháng – dưới 12 tháng

17,5%

3%

1%

- 4% đối với NLĐ làm công việc bình thường (*)

- 4,5% đối với NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại (*)

Tham gia bảo hiểm bắt buộc

Trả vào lương hàng tháng hoặc sắp xếp nghỉ phép giống như những NLĐ khác

Ghi chú: (*) Đây là nội dung được Better Work Vietnam hiểu và diễn giải theo hướng dẫn của Ban Tư vấn Chương trình

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG ĐIỀU 186 KHOẢN 3

QUYẾT ĐỊNH 595/QĐ-BHXH

Ví dụ: Anh Bảo ký họp đồng mùa vụ làm công nhân may trong 2 tháng với mức lương 5.000.000đ/ tháng. Hàng tháng, chế độ anh được nhận từ nhà máy bao gồm:

Cách 1: nhà máy tham gia BHXH bắt buộc và chi trả tiền BHYT và BHTN vào lương cho anh Bảo.

Vậy tiền lương anh nhận được là:

- Số tiền nhà máy trả: 5.000.000đ x (3% + 1% + 4,5%) + 5.000.000đ = 5.425.000đ

- Số tiền BHXH anh phải đóng: 5.000.000đ x 8% = 400.000đ

- Tiền lương thực lãnh của anh: 5.425.000đ - 400.000đ = 5.025.000đ

Cách 2: nhà máy tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc cho anh Bảo. Vậy số tiền anh được là:

- Tiền lương nhà máy trả: 5.000.000đ

- Số tiền BHXH, BHYT, BHTN anh phải đóng: 5.000.000đ x (8% + 1,5% + 1%)= 525.000đ

- Tiền lương thực lãnh của anh: 5.000.000đ - 525.000đ = 4.475.000đ

5.2 GIA HẠN HĐLĐ

Nếu NLĐ vȁn tiếp tục làm việc trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng hết hạn, hai bên phải ký hợp đồng lao động mới; nếu không ký hợp đồng lao động mới thì:

• Hợp đồng lao động có thời hạn xác định trở thành hợp đồng không xác định thời hạn

• Hợp đồng theo mùa vụ dưới 12 tháng trở thành hợp đồng có thời hạn xác định 24 tháng. Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ Luật Lao động.

NGHỊ ĐỊNH 05/2015/NĐ-CP, ĐIỀU 5

5.3 TẠM THỜI CHUYỂN CÔNG VIỆC

• NSDLĐ được quyền tạm thời chuyển NLĐ làm công việc trái nghề, khác với hợp đồng lao động khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu SXKD nhưng không được quá 60 ngày cộng dồn trong 1 năm (trừ trường hợp được sự đồng ý của NLĐ), và phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc

• Nếu tiền lương công việc mới thấp hơn tiền lương cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong 30 ngày làm việc. Lương công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 31

6. CHẤM DỨT HĐLĐ

6.1 CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

• Hợp đồng hết hạn, trừ trường hợp NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn HĐLĐ thì được gia hạn HĐLĐ đã giao kết đến hết nhiệm kỳ

• Công việc đã được hoàn thành theo hợp đồng

• Thoả thuận giữa các bên

• NLĐ hoặc NSDLĐ chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất tích

• NLĐ bị kết án tù hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng theo bản án Tòa Án

• NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải

• NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu

• NLĐ hoặc NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

• Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; hoặc cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

6.2 ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT

6.2.1 LÝ DO CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG HỢP PHÁP

A. Đối với NLĐ có HĐLĐ xác định thời hạn

B. Đối với NSDLĐ

a. Không được làm đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong HĐLĐ;

b. Không được trả công đầy đủ hoặc đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;

c. Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d. Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

e. Được bầu, bổ nhiệm làm việc ở các cơ quan dân cử hoặc cơ quan nhà nước;

f. NLĐ nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;

g. NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn và 1/4 thời hạn hợp đồng đối với hợp đồng theo mùa vụ dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

a. NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;

b. Người Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng không xác định thời hạn, 06 tháng liên tục đối với hợp đồng xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng đối với hợp đồng theo mùa vụ dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c. Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vȁn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d. Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 37, ĐIỀU 38 KHOẢN 1, ĐIỀU 85

6.2.2 THỜI HẠN BÁO TRƯỚC

Thời hạn

Loại HĐ/Trường hợp

NSDLĐ

45 ngày

Hợp đồng không xác định thời hạn

30 ngày

Hợp đồng xác định thời hạn

3 ngày làm việc

Trường hợp người lao động bị ốm (nêu ở (b), mục 8.6.2.1 (cột B) hoặc đối với hợp đồng mùa vụ dưới 12 tháng

NLĐ

3 ngày làm việc

(a), (b), (c), (g) mục 8.6.2.1 (cột A)

và trường hợp là hợp đồng mùa vụ dưới 12 tháng

30 ngày

Hợp đồng xác định thời hạn

45 ngày

Hợp đồng không xác định thời hạn

Theo chỉ định bác sĩ

(f) mục 8.6.2.1 (cột A)

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 37 KHOẢN 2, ĐIỀU 38 KHOẢN 2

6.2.3 TRÁCH NHIỆM CỦA NSDLĐ KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG Nếu không đồng ý với quyết định chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ thì NLĐ có quyền cầu giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải của hòa giải viên lao động hoặc có quyền khởi kiện tại Tòa (xem PHỤ LỤC 3).

NSDLĐ yêu cầu phải:

• Thông báo bằng văn bản về thời điểm hết hạn hợp đồng trước ít nhất 15 ngày

• Thanh toán các khoản liên quan trong vòng 7 ngày làm việc. Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày trong các trường hợp sau:

- NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

- Thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bênh truyền nhiễm;

- NSDLĐ thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế

• Trả sổ bảo hiểm và các giấy tờ khác

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 47 & 201

6.2.4 CÁC TRƯỜNG HỢP NSDLĐ KHÔNG ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ

Khi NLĐ:

• Ốm đau, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

• Đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được NSDLĐ cho phép

• Là nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Trong trường hợp hợp đồng hết hạn thì NSDLĐ có quyền từ chối ký tiếp hợp đồng lao động.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 39, ĐIỀU 155 KHOẢN 3

6.3 TRỢ CẤP/KHÔNG ĐƯỢC TRỢ CẤP/BỒI THƯỜNG KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

LOẠI

ĐIỀU KIỆN

MỨC CHI TRẢ

NSDLĐ

NLĐ

Trợ cấp thôi việc

Các trường hợp tại mục 8.6.2.1. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng do người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật sa thải thì

thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động cuối cùng không được tính trợ cấp thôi việc

½ tháng tiền lương theo HĐLĐ cho mỗi năm làm việc

Khi doanh nghiệp thay

1 tháng tiền lương theo HĐLĐ cho mỗi năm làm việc nhưng thấp nhất cũng bằng 02 tháng tiền lương

Trợ cấp

đổi cơ cấu, công nghệ,

mất

vì lý do kinh tế, sáp

việc

nhập, hợp nhất hoặc

chia tách

- Tiền lương theo HĐLĐ và bảo hiểm theo quy định cho những ngày NLĐ không đi làm;

- ½ tháng tiền lương theo HĐLĐ, nếu có

- Ít nhất hai tháng lương theo HĐLĐ;

- Chi phí đào tạo nếu có;

Các khoản bồi thường

Vi phạm các quy định nêu tại mục 8.6.2.1 (chấm dứt hợp đồng sai pháp luật)

- Nếu doanh nghiệp chấm dứt HĐ sai pháp luật nhưng sau đó không muốn nhận lại NLĐ thì phải thoả thuận khoản tiền chấm dứt hợp đồng với NLĐ;

- Khoản bồi thường tương ứng với những ngày không báo trước nếu vi phạm thời hạn báo trước theo mục 8.6.2.2.

- Khoản tiền tương ứng với tiền lương của những ngày không báo trước nếu vi phạm thời hạn báo trước theo mục 8.6.2.2.

Ghi chú: Khi người lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc thì không được hưởng trợ cấp thôi việc nữa

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 42 KHOẢN 5, ĐIỀU 43 KHOẢN 2,

ĐIỀU 44, 45, 48 & 49

LUẬT VIỆC LÀM 38/2013/ QH13, ĐIỀU 43 KHOẢN 3

NGHỊ ĐỊNH 28/2015/NĐ-CP, ĐIỀU 39 KHOẢN 2 & 3

NGHỊ ĐỊNH 05/2015/NĐ-CP, ĐIỀU 14, KHOẢN 1

THÔNG TƯ 47/2015/TT- BLĐTBXH, ĐIỀU 8 KHOẢN 2 & 4

Ví dụ: Trợ cấp thôi việc

Công nhân A bắt đầu làm việc tại nhà máy vào ngày 12/08/2007, ký HĐLĐ xác định thời hạn lần 1 ngày 12/09/2007, lần 2 ngày 12/09/2008 và HĐLĐ không xác định thời hạn từ ngày 12/09/2009. Tiền lương tháng công nhân A nhận được là 6.800.000đ (gồm 6.200.000đ là mức lương cơ bản, 400.000đ là phụ cấp thâm niên và 200.000đ là phụ cấp trách nhiệm).

Công nhân này đưa đơn xin nghỉ việc ngày 21/09/2018 và theo đơn xin nghỉ việc thì công nhân này nghỉ vào từ ngày 05/11/2018. Tuy nhiên, công nhân này nghỉ việc luôn từ ngày 02/10/2018. Các chế độ mà 2 bên phải thực hiện để chấm dứt HĐLĐ gồm:

- Các khoản nhà máy phải chi trả cho công nhân A gồm:

+ Tiền lương của tháng 9 và 2 ngày của tháng 10/2018.

+ Tiền phép năm chưa sử dụng (nếu còn)

+ Trợ cấp thôi việc: thời gian làm việc theo HĐLĐ mà không tham gia bảo hiểm thất nghiệp (từ 12/08/2007 đến 31/12/2008), tổng cộng là 1 năm 4 tháng 19 ngày, làm tròn thành 1 năm 6 tháng = 6.800.000đ x 1/2 x 1.5 năm = 5.100.000đ

- Các khoản mà công nhân A phải trả lại cho nhà máy gồm:

+ Bồi thường 1/2 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

= 6.800.000đ x 1/2 = 3.400.000đ

+ Bồi thường tiền lương của những ngày không báo trước (từ 03/10/2018 đến 05/11/2018) là 29 ngày = 6.800.000đ/26 x 29 = 7.584.615đ

6.4 THỜI GIAN ÁP DỤNG TÍNH TRỢ CẤP THÔI VIỆC, MẤT VIỆC

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật. Do đó:

• NSDLĐ sẽ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc cho NLĐ đối với những năm làm việc cho đến ngày 31/12/2008

• Kể từ ngày 01/01/2009: NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho NLĐ cho những khoảng thời gian làm việc thực tế sau nếu không tham gia bảo hiểm thất nghiệp: thời gian được NSDLĐ cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp mà được NSDLĐ trả lương; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được NSDLĐ trả lương; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của NLĐ; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của luật;

Ghi chú: Trường hợp hợp đồng lao động có hiệu lực trước 01/05/2013 mà hợp đồng lao động có thỏa thuận thời gian thử việc thì thời gian thử việc đó được tính là thời gian làm việc thực tế làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của NLĐ được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 48 KHOẢN 2, ĐIỀU 49 KHOẢN 2

NGHỊ ĐỊNH 148/2018/NĐ-CP, MỤC 5

THÔNG TƯ 47/2015/TT- BLĐTBXH, ĐIỀU 8 KHOẢN 2 & 4

Ví dụ: Trợ cấp thôi việc

Chị Hồng bắt đầu làm việc tại nhà máy và ký thỏa thuận thử việc từ ngày 21/03/2010, ký HĐLĐ chính thức từ ngày 18/04/2010 (thử việc 28 ngày), tham gia bảo hiểm bắt buộc từ ngày 01/05/2010 và đến ngày 01/07/2018 thì xin nghỉ việc đúng theo quy định của luật. Trong thời gian làm việc, chị nghỉ thai sản 06 tháng từ 03/06/2014 đến 02/12/2014. Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị là 5.000.000đ. Trợ cấp thôi việc của chị được tính như sau:

Thời gian hưởng trợ cấp thôi việc gồm khoảng thời gian đã ký HĐLĐ trước khi tham gia bảo hiểm bắt buộc (từ 18/04/2010 đến 30/04/2010) và 06 nghỉ thai sản. Tổng thời gian là 06 tháng 12 ngày, được làm tròn thành 12 tháng = 1/2 tháng tiền lương theo HĐLĐ. Tiền trợ cấp: 5.000.000đ x 1/2 tháng lương =

2.500.000 đ.

Khoảng thời gian từ 01/05/2010 đến 03/06/2014 và 03/12/2014 đến 01/07/2018, chị Hồng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và không có khoảng thời gian nào bị gián đoạn, do đó, phần chi trả trợ cấp thôi việc sẽ do Bảo hiểm chi trả theo quy định của Bảo hiểm thất nghiệp.

7. NỘI QUY LAO ĐỘNG

• NQLĐ không được trái với các quy định của luật và phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đăng ký kinh doanh

• Doanh nghiệp có từ 10 NLĐ trở lên phải có NQLĐ bằng văn bản

• NQLĐ phải thông báo NQLĐ cho NLĐ biết và treo tại nơi làm việc

• Trường hợp sửa đổi, bổ sung NQLĐ đang có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 119 & 120

NGHỊ ĐỊNH 05/2015/NĐ-CP ĐIỀU 28

8 KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Việc xử lý kỷ luật lao động phải tuân thủ theo các quy định của Luật Lao động, thỏa ước lao động tập thể đã ký và NQLĐ của công ty

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 119 KHOẢN 2

8.1 CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Hình thức

Khiển trách bằng lời nói hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với NLĐ phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ

Quy định tại NQLĐ của từng doanh nghiệp

• Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng

• Cách chức

Sa thải

Áp dụng đối với các trường hợp nêu tại mục 8.8.2

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 125 & 126

8.2 CÁC TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG HÌNH THỨC SA THẢI

• Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm

việc, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp. (Ghi chú: NSDLĐ phải nêu rõ quy định về kỷ luật sa thải trong NQLĐ)

• Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm

• Tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 tháng (30 ngày) kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 năm (365 ngày) kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:

- Do thiên tai, hỏa hoạn;

- Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 126

NGHỊ ĐỊNH 148/2018/NĐ-CP, MỤC 13

NGHỊ ĐỊNH 05/2015/NĐ-CP, ĐIỀU 31, KHOẢN 2

8.3 NGUYÊN TẮC XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

• Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật.

• Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

• Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, nhân phẩm của NLĐ khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động

• Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

• Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 6 tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không quá 12 tháng

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 123 KHOẢN 2 & 3; ĐIỀU 124 KHOẢN 1; ĐIỀU 128

Ví dụ: Nhà máy áp dụng nâng bậc lương cho NLĐ vào tháng 1 hàng năm. Vào tháng 8/2018, anh Thuận vi phạm nội quy lao động và bị xử lý kỷ luật ngay sau khi vi pham ở mức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng. Như vậy, anh Thuận sẽ không được nâng bậc lương vào tháng 1/2019 như những công nhân khác mà sẽ nâng từ tháng 3/2019.

8.4 CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC ÁP DỤNG KỶ LUẬT

Không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

• NLĐ nghỉ ốm đau, điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ

• Bị tạm giam, tạm giữ

• Chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh

• NLĐ nữ có thai, nghỉ thai sản, NLĐ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

• Người lao động vi phạm kỷ luât lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 123 KHOẢN 4 & 5; ĐIỀU 124 KHOẢN 2

Ví dụ: Ngày 01/11/2018, sau khi họp với Ban chấp hành công đoàn và cô Thảo, nhà máy A đã ra quyết định kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương trong vòng 6 tháng do làm mất hàng của công ty. Tuy nhiên cô đang nuôi con nhỏ ở tháng thứ 6 nên quyết định kỷ luật này sẽ được áp dụng kể từ ngày 01/05/2019.

8.5 YÊU CẦU KHI XỬ LÝ KỶ LUẬT

• NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ

• Phải có sự tham dự của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của NLĐ dưới 18 tuổi.

• Đương sự phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa

• Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành văn bản và có ý kiến và chữ ký của đương sự, đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở, người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật

TRÌNH TỰ XỬ LÝ KỶ LUẬT:

1. Khi phát hiện NLĐ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, NSDLĐ tiến hành lập biên bản vi phạm, thông báo đến những thành phần tham dự trên đây để tiến hành họp xử lý kỷ luật.

2. Trường hợp NSDLĐ phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của NLĐ và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện các bước sau:

• NSDLĐ thông báo nội dụng, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật đến các thành phần tham dự trên đây, đảm bảo các bên này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật khi có sự tham gia của các thành phần đã thông báo.

• Khi nhận được thông báo của NSDLĐ, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, các thành phần tham dự phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự được phải thông báo và nêu rõ lý do.

• Trường hợp một trong các thành phần tham dự không xác nhận hoặc nêu lý do không chính đáng hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì NSDLĐ vȁn tiến hành xử lý kỷ luật.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 123

NGHỊ ĐỊNH 148/2018/NĐ-CP, MỤC 12

Ví dụ: Chị Mai nghỉ không lý do từ ngày 20/12/2018. Đến 25/12/2018, chị Mai nghỉ đủ 05 ngày không lý do. Ngày 26/12/2018, công ty thông báo cho chị Mai và đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, mời những bên liên quan này tới văn phòng công ty vào 14g ngày 02/01/2019 để tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật về việc chị nghỉ việc 05 ngày không có lý do chính đáng. Đến ngày 02/01/2019, chị Mai không tới tham dự theo thư mời và cũng không có phản hồi cho công ty nên công ty tiến hành cuộc họp với các bên có liên quan, bao gồm đại diện NSDLĐ, Công đoàn cơ sở và tổ trưởng bộ phận chị Mai làm việc để tiến hành xử lý theo quy định.

8.6 TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

• NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường thiệt hại đã gây ra. Nếu giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố, thì phải bồi thường nhiều nhất ba tháng lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại và bị khấu trừ dần vào lương. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập. (tham khảo mục 7.6)

• NLĐ do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố; làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường

• Trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại được áp dụng theo trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 130

NGHỊ ĐỊNH 05/2015/NĐ-CP, ĐIỀU 32

9 THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TẠI NƠI LÀM VIỆC

Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là những quy định về quyền và trách nhiệm của NLĐ, NSDLĐ và tổ chức công đoàn với các nội dung người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra giám sát, và các hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở.

9.1 CÁC NỘI DUNG CỦA QUY CHẾ DÂN CHỦ

Nội dung cần công khai cho người lao động được biết bao gồm:

• Tình hình thực hiện nhiệm vụ, sản xuất, kinh doanh.

• Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

• Thỏa ước lao động tập thể

• Nghị quyết Hội nghị người lao động.

• Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do NLĐ đóng góp (nếu có).

• Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

• Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Nội dung người lao động được tham gia ý kiến bao gồm:

• Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

• Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể.

• Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ.

Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 63, 64 & 65

NGHỊ ĐỊNH 149/2018/NĐ-CP, ĐIỀU 4 - 7

Nội dung người lao động quyết định bao gồm:

• Giao kết, thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

• Gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

• Tham gia hoặc không tham gia đình công theo đúng quy định của pháp luật.

• Biểu quyết nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật; biểu quyết nội dung Nghị quyết Hội nghị người lao động.

• Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát bao gồm:

• Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.

• Việc thực hiện nội quy lao động, các quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

• Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp.

• Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động.

• Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

• Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động.

CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN DÂN CHỦ

Hội nghị người lao động:

- Do NSDLĐ và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức ít nhất một năm một lần.

- Tổ chức theo hình thức Hội nghị toàn thể hoặc Hội nghị đại biểu.

- Nội dung của Hội nghị NLĐ gồm tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ; việc thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc; điều kiện làm việc; yêu cầu của NLĐ đối với NSDLĐ và ngược lại; nội dung khác mà 2 bên quan tâm.

- Hình thức tổ chức, nội dung, thành phần tham dự, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả thực hiện theo Quy chế Dân chủ của doanh nghiệp.

Đối thoại tại nơi làm việc:

- Đối thoại trực tiếp giữa NLĐ và NSDLĐ được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc sớm hơn theo yêu cầu của một bên.

- Nội dung đối thoại, số lượng, thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy trình tổ chức đối thoại thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.

- Thời điểm tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời điểm tổ chức hội nghị NLĐ thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.

Các hình thức khác gồm hệ thống thông tin nội bộ; hòm thư góp ý kiến; kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của luật; các hình thức khác do doanh nghiệp quy định trong Quy chế dân chủ của doanh nghiệp.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 63, 64 & 65

NGHỊ ĐỊNH 149/2018/NĐ-CP, ĐIỀU 8, 9 & 10

Last updated

CÔNG TY CỔ PHẦN EHS

Giới thiệuTong-len

EHS