Lao động cưỡng bức

1. ĐỊNH NGHĨA

Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ. Luật lao động nghiêm cấm cưỡng bức NLĐ dưới bất kỳ hình thức nào.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 3 KHOẢN 10; ĐIỀU 8 KHOẢN 3

Ví dụ vi phạm pháp luật: Tiền thế chân

Nguyễn Văn B làm công nhân may. Khi tuyển dụng, quản lý nhà máy đã yêu cầu đặt cọc 500.000 đồng và số tiền này sẽ được trả lại sau 3 năm làm việc. Nhà máy sẽ trả lãi cho tiền gửi theo lãi suất ngân hàng cho số tiền này. Quản lý nhà máy cho biết, hầu hết các công nhân mới có tay nghề rất kém và nhà máy phải đào tạo họ vài tháng đầu và số tiền cọc này nhằm bảo đảm công nhân sẽ ở lại làm việc ít nhất 3 năm. Nếu không, số gửi tiền này được coi là phí đào tạo nếu người lao động tự ý bỏ việc.

2. CƯỠNG CHẾ

Tất cả các hình thức lao động cưỡng bức đều bị nghiêm cấm

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 8 KHOẢN 3

3. CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG VÀ LÀM THÊM

Làm thêm giờ phải hoàn toàn tự nguyện, có sự đồng ý của hai bên. Bất kỳ hình thức gây áp lực để làm thêm giờ đều bị nghiêm cấm

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG, ĐIỀU 106 KHOẢN 2 ĐIỂM a; ĐIỀU 8 KHOẢN 3

Ví dụ vi phạm pháp luật: Tại nhà máy Best Wear, tất cả công nhân được yêu cầu làm thêm giờ do đơn hàng gấp và đối với những công nhân nào không muốn làm thêm giờ thì phải đưa ra lý do chính đáng và được chuyền trưởng và xưởng trưởng ký duyệt thì mới được ra về. Nếu công nhân ra về mà không có giấy ra cổng do chuyền trưởng và xưởng trưởng ký thì sẽ nhận được thư cảnh cáo vào ngày hôm sau.

Last updated

CÔNG TY CỔ PHẦN EHS

Giới thiệuTong-len

EHS